Chương trình đào tạo cần dạy cho sinh viên tính ứng dụng thực tế nhiều hơn

Chương trình đào tạo cần dạy cho sinh viên tính ứng dụng thực tế nhiều hơn

Đó là một trong những vấn đề được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Khoa học kinh tế trẻ, với chủ đề: 'Cộng đồng kinh tế ASEAN - Triển vọng và thách thức', do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức mới đây.

 

Nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng các trường ĐH ở Việt Nam cần đẩy mạnh và đưa ngay các chương trình giáo dục khởi nghiệp vào chính khóa để dạy cho sinh viên. Chính điều này sẽ làm nền tảng giúp cho sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh để mạnh dạn khởi nghiệp sau khi ra trường, thậm chí ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Đưa kỹ năng khởi nghiệp vào hệ thống giáo dục phổ thông
Đề cập về vấn đề giáo dục khởi nghiệp kinh doanh ở bậc ĐH tại Việt Nam, thạc sĩ Nguyễn Tuấn Dương (Trường ĐH Ngoại thương, cơ sở 2 tại TP.HCM) cho rằng: “Hoạt động khởi nghiệp ở TP.HCM đang diễn ra rất sôi nổi, nhận được sự quan tâm từ Chính phủ và người dân. Tuy nhiên, do thiếu sự chuẩn bị nên sinh viên chưa phát huy hết năng lực bản thân và tận dụng được các nguồn kênh hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành vẫn còn thiếu kinh nghiệm và đang trong quá trình gầy dựng khung chương trình khởi nghiệp quốc gia”.
Để khắc phục tình trạng này, thạc sĩ Dương đề nghị: “Nhà nước cần xây dựng các chương trình giáo dục tinh thần và kỹ năng khởi nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông, tăng cường nguồn vốn Chính phủ dành cho những người khởi nghiệp trẻ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển...”.
Cùng quan điểm với thạc sĩ Dương, thạc sĩ Phạm Ngọc Tường Loan (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho biết: “Tại Việt Nam, cùng với làn sóng khởi nghiệp kinh doanh trong những nằm gần đây, việc giáo dục khởi nghiệp kinh doanh cũng bắt đầu được quan tâm. Nhưng hoạt động này chỉ dừng lại ở một số địa phương, do các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức riêng rẽ. Giáo dục khởi nghiệp kinh doanh ở bậc ĐH dường như còn bỏ ngỏ, chỉ gói gọn trong một số môn học riêng rẽ. Bên cạnh đó, các chương trình chưa có sự thống nhất về nội dung, cách thực hiện, gây lúng túng về mặt chuyên môn, dẫn đến chậm trễ về mặt thực hiện”.
Cung cấp kiến thức ứng dụng nhiều hơn
Đề cập đến chất lượng nguồn nhân lực trong khu công nghệ cao TP.HCM trong bối cảnh hội nhập Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, Lưu Thị Kim Ngân (Khoa kinh tế thương mại, Trường ĐH Hoa Sen) cho rằng: “Việt Nam luôn tự hào về lực lượng lao động trẻ của mình. Tuy nhiên, lợi thế này cũng chỉ dừng lại trong mô tả lực lượng lao động vàng hay lực lượng lao động trẻ mà không thể tiến xa hơn thành lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Lý do là vì lực lượng lao động của Việt Nam còn thiếu kỹ năng. Trong khi Việt Nam chỉ ngừng lại việc mô tả lực lượng lao động là trẻ thì các nước khác trong khu vực ASEAN đã tiến hành các hành động thiết thực để đào tạo lực lượng lao động của họ thành lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu ra nước ngoài”.
Cũng theo Kim Ngân, “Lỗ hổng” chính giữa giáo dục và yêu cầu công việc là về kiến thức thực tế. Nơi đào tạo cần cung cấp nhiều hơn lượng kiến thức ứng dụng được vào thực tế. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Từ phía nơi đào tạo cũng nên chú trọng vào các kỹ năng này cho phù hợp với yêu cầu công việc của sinh viên sau này. Nơi đào tạo và doanh nghiệp nên chủ động liên hệ và gắng kết với nhau trong quá trình đưa ra chương trình đào tạo cho sinh viên, giúp tạo ra một chương trình đào tạo phù hợp về cả cung và cầu lao động.
 
                                                             Theo Báo Thanh niên
 
 

Các tin khác

Người Phần Lan luôn nói rằng: “Hãy để trẻ em là trẻ em”, “Công việc của một đứa trẻ là chơi đùa”, “Trẻ em học tốt nhất qua việc chơi”.
Không có hình ảnh
Quang cảnh kỳ thi tại Hồng Kông

Hiệu quả mô hình trường liên cấp ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Cách đây 5 năm, trường tiểu học và trường THCS xã Hùng Tiến (Kim Bôi) chính thức sáp nhập và trở thành trường liên cấp đầu tiên của huyện Kim Bôi. Hoạt động của nhà trường sau những bỡ ngỡ đã có nhiều đổi mới tích cực, chất lượng giáo dục ngày càng được khẳng định.

Công tác tuyển sinh đảm bảo theo đúng kế hoạch, hướng dẫn

10h sáng ngày 12/7, chúng tôi có mặt tại trường THCS Lý Tự Trọng (phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình). Đây là ngày thứ 2 nhà trường phát hành hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của học sinh.

Đã xuất hiện nhiều điểm 10 môn Lý, Hóa, Địa

Tại các cụm thi của ĐH Thủy lợi đã xuất hiện điểm 10 môn Địa, Môn Lý và Môn Hóa học. Ở cụm thi của ĐH Bách Khoa Hà Nội điểm cao nhất là điểm 9,5 ở môn Sử.

Xã Nam Thượng chăm lo phát triển giáo dục

(HBĐT) - Nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền và người dân xã Nam Thượng (Kim Bôi) đang mang lại chuyển biến tích cực trong lĩnh vực GD&ĐT của xã. Bí thư Đảng ủy xã Nam Thượng Bùi Văn Nheo cho biết: Xã có địa bàn rộng, nhiều thôn, xóm nằm cách xa trung tâm xã, xa điểm trường, nhiều năm trước cơ sở vật chất còn yếu kém. Đảng ủy xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển GD&ĐT. UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai Nghị quyết. coi đó là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triển KT-XH.

Học sinh nghỉ hè đến ngày 22/8

(HBĐT) - Ngày 6/7/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-UBND về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2016 - 2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ngày tựu trường của tất cả các cấp học ngày 22/8; ngày khai giảng là ngày 5/9.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục