Sau một tháng lấy ý kiến đóng góp ý kiến, chiều nay (28/9), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã chủ trì họp báo công bố phương án thi 2017. Theo đó, cơ bản phương án thi 2017 giống như dự thảo. Môn Toán được quyết định thi trắc nghiệm.

 

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, sau khi công bố dự thảo phương án thi/tuyển sinh 2017, Bộ đã tổ chức họp thảo luận với đại diện các sở GD&ĐT, đại diện các trường ĐH, CĐ, trường THPT; họp với các chuyên gia các bộ môn thi, đồng thời tiếp nhận góp ý của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, các hội chuyên ngành và ý kiến rộng rãi của dư luận trực tiếp gửi về Bộ hay gián tiếp thông qua các kênh báo chí, truyền thông khác. Tổ công tác của Bộ đã tổng hợp các ý kiến, phân tích với tinh thần cầu thị, lắng nghe. Những ý kiến đóng góp hợp lý và khả thi - dù của chuyên gia hay học sinh, phụ huynh - đều được tiếp thu để hoàn thiện phương án cuối cùng trước khi công bố chính thức.


Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Bùi Văn Ga chủ trì buổi công bố phương án thi 2017.

Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Bùi Văn Ga chủ trì buổi công bố phương án thi 2017.

Rút thời gian thi 4 ngày thành 2 ngày

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã chính thức công bố phương án thi 2017. Theo đó, phương án thi không mấy thay đổi so với dự thảo đã đưa ra trước đó. Cụ thể, kỳ thi 2017 sẽ có 5 bài thi bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong số đó, chỉ bài thi môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh thi 4 bài gồm 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn giữa Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.

Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn giữa Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Thí sinh có thể chọn thi thêm Ngoại ngữ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng nếu có nguyện vọng.

Cách tính điểm xét tốt nghiệp

Kết hợp sử dụng kết quả đểm 4 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh THPT) hoặc 3 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh GDTX) với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích nếu có.

Phương thức tính điểm thi tốt nghiệp: Điểm bài thi tốt nghiệp và điểm trung bình cả năm 12 có tỉ lệ 50:50.

Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang điểm 10) : 1;0 điểm; Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang điểm 10) của các bài thi tổ hợp: 1,0 điểm.

Các thông tin của thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia được cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu chung của Bộ GD&ĐT. Mỗi thí sinh được cung cấp một mã số thí sinh và tài khoản để kiểm tra thông tin.

Sở GD&ĐT sử dụng cơ sở dữ liệu chung này để tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh. Các trường đại học, cao đẳng sử dụng cơ sở dữ liệu chung làm căn cứ để tuyển sinh.

Nhiều hình thức tuyển sinh ĐH

Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia

Các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi , môn thi của kỳ thi THPOT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi và chỉ tiêu dành cho các tổ hợp xét tuyểnkhác nhau. Trong đó giành ít nhất 25% chỉ tiêu để xét tuyển theo các khối thi truyền thống (A, A1, B, C, D).

Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng kí nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH, CĐ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Bộ GD&ĐT sử dụng phần mềm quản lý tuyển sinh để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển. Việc xét tuyển có thể thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kì tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.

Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi, đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh.

Nêú sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập ở cấp THPT để sơ tuyển, các trường có thể tổ chức thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt, sao cho không có tình trạng luyện thi tràn lan, không gây vất vả, tốn kém cho thí sinh. Các trường phải công khai đề thi minh họa, cách tính điểm xét tuyển và điểm thi đánh giá năng lực.

Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT

Các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT. Thí sinh nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã được công bố.

Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh

Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên, đồng thời công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.

 

                                                                          Theo Dân trí

 

 

Các tin khác


Cấp thiết đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non Hoa Hồng

(HBĐT) - Tháng 10/2014, trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn) được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư gần 10 tỷ đồng. Theo kế hoạch, tháng 9/2015, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm học 2015 - 2016. Tuy nhiên, đến tháng 9/2015, công trình mới hoàn thiện được phần thô 1 dãy nhà hai tầng và bỏ không từ đó đến nay. Công trình thi công dang dở, ẩm mốc, xuống cấp, gây lãng phí kinh phí đầu tư. Trong khi đó gần 200 trẻ mầm non và đội ngũ CB, GV nhà trường phải chen chúc ở trường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Huyện Lạc Sơn chú trọng công tác giáo dục vùng khó khăn

(HBĐT) - Bước vào năm học mới, một trong những thách thức đặt ra cho ngành GD &ĐT huyện Lạc Sơn là nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây thực sự là thách thức lớn đối với một huyện miền núi điều kiện KT -XH còn nhiều gian khó như Lạc Sơn. Bởi lẽ, trong 29 xã, thị trấn của huyện, có tới 14 xã ĐBKK và 11 xã khu vực II có 32 xóm ĐBKK, còn lại 3 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu đầu tư cho giáo dục vùng khó khăn của huyện rất lớn trong khi nguồn lực đầu tư lại hạn chế về nhiều mặt.

Bộ Giáo dục lý giải vì sao thí điểm tiếng Nga, Trung Quốc

"Xây dựng chương trình dạy và học tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm nhằm đảm bảo tính hài hòa giữa các ngoại ngữ thứ nhất và nếu thí điểm sẽ khoảng 2 đến 5 lớp tùy nhu cầu của địa phương và người học", lãnh đạo Ban quản lý Đề án cho biết.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan làm Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam khóa V

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khuyến học Việt Nam khóa V đã bầu nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước GS.TS Nguyễn Thị Doan làm Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ V (2016 - 2021).

Đề án ngoại ngữ gần 9.400 tỷ sau 8 năm làm được những gì

Đi chặng đường dài tốn hàng nghìn tỷ đồng, nhưng khi phụ huynh hỏi "Con tôi học ngoại ngữ vậy có dùng được không?", nhiều cán bộ quản lý phải né tránh.

Huyện Kim Bôi nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kim Bôi mới có 22/90 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 24,4%), thấp hơn tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của toàn tỉnh (36%). Nguyên nhân được xác định là do công tác xã hội hóa giáo dục ở một số xã chưa được chú trọng. Vai trò tham mưu của Ban giám hiệu các nhà trường chưa tốt. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của một số trường thiếu và yếu. Khắc phục những khó khăn đó, huyện Kim Bôi đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có thêm 13 trường đạt chuẩn và công nhận lại 21 trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục