(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kim Bôi mới có 22/90 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 24,4%), thấp hơn tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của toàn tỉnh (36%). Nguyên nhân được xác định là do công tác xã hội hóa giáo dục ở một số xã chưa được chú trọng. Vai trò tham mưu của Ban giám hiệu các nhà trường chưa tốt. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của một số trường thiếu và yếu. Khắc phục những khó khăn đó, huyện Kim Bôi đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có thêm 13 trường đạt chuẩn và công nhận lại 21 trường.

 

Năm học 2015 - 2016, huyện Kim Bôi xây dựng được 4 trường đạt chuẩn là Mầm non Kim Truy, Tiểu học Nam Thượng, THCS Nam Thượng và THCS thị trấn Bo. Đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất của nhà trường, cô giáo Trần Thị Kim Thoa, Hiệu trưởng trường THCS Nam Thượng cho biết: Xã Nam Thượng có 7 xóm, trong đó có 1 xóm Nước Ruộng thuộc diện đặc biệt khó khăn. Do giao thông cách trở, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên xóm từng có hiện tượng học sinh bỏ học. Nhưng những năm gần đây, khi cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng đạt chuẩn, thầy trò cũng như phụ huynh, nhân dân trên địa bàn rất phấn khởi. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%, không còn hiện tượng học sinh bỏ học, chất lượng 2 mặt giáo dục cũng được nâng lên rõ rệt. Tuy là xã còn nhiều khó khăn nhưng năm học 2015 - 2016, nhà trường đã huy động được hơn 200 triệu đồng nguồn xã hội hóa để hoàn thiện cơ sở vật chất đạt chuẩn.

 

Trường THCS Nam Thượng (Kim Bôi) được đầu tư cơ sở vật chất cho 2 lớp học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN).

 

Với hơn 30% hộ dân trong huyện thuộc diện hộ nghèo nên những năm qua, việc đầu tư kinh phí để hoàn thiện cơ sở vật chất cho các nhà trường đạt chuẩn là rất khó khăn. Đồng chí Ngô Trung Tính, Phó Phòng GD &ĐT huyện cho biết: Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được huyện xác định là một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển GD. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp một số khó khăn như kinh phí xây dựng trường chuẩn còn ít; biên chế giáo viên, nhân viên được giao còn thiếu so với định biên nhất là ngành học mầm non… Bên cạnh những khó khăn khách quan, phải nói đến nguyên nhân chủ quan là công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia chưa thường xuyên; cán bộ quản lý, giáo viên của một số trường thiếu năng động, công tác tham mưu còn hạn chế, thiếu tích cực. Do đó, để thực hiện mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia, chúng tôi đã nỗ lực tháo gỡ từng khó khăn.

 

Trước tiên đó là việc tuyên truyền, vận động để các nhà trường có sự thống nhất từ chi bộ, Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên với quyết tâm cao thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn. Ngành giáo dục đã tham mưu cho huyện đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo tập trung, có trọng điểm, đúng nhu cầu, đảm bảo tiến độ, không nhỏ lẻ, dàn trải. Đồng thời làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

 

Đặc biệt, một nội dung quan trọng cũng đã được huyện Kim Bôi hết sức quan tâm đó là vận hành, sử dụng hiệu quả những trang thiết bị đã được đầu tư, xây dựng tại các trường đạt chuẩn. Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Hà Thanh Bình, Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Bo khẳng định: Nhà trường đã được xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn với đầy đủ phòng bộ môn, phòng máy chiếu. Do đó, Ban giám hiệu đã yêu cầu tất cả các tiết học thực hành của bộ môn như lý, hóa, sinh…đều phải học tại phòng thực hành. Giáo viên phải có kế hoạch, đăng ký và đảm bảo 30% số tiết học tại phòng máy chiếu. Chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở giáo viên, học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy hiệu quả các công trình mới được xây dựng.

 

Với những kinh nghiệm về xây dựng trường chuẩn quôc gia được rút ra, giai đoạn 2015 - 2020 huyện Kim Bôi phấn đấu xây dựng mới 14 trường đạt chuẩn (4 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 6 trường THCS và 1 trường THPT). Đồng thời duy trì các tiêu chuẩn đối với 22 trường đã đạt chuẩn, nâng chuẩn mức 2 đối với trường Tiểu học thị trấn Bo.

                                                                       

 

                                                                           Dương Liễu

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục