(HBĐT) - Ngày 1/6, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1431/QĐ - UBND phê duyệt đề án sắp xếp tổ chức các trường học DTNT và các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong năm học 2015-2016 và 2016 - 2017, toàn tỉnh có 67 trường tiểu học, THCS và 7 trường mầm non sáp nhập.

 

 

Cùng với các huyện, thành phố trong tỉnh, trước ngày khai giảng năm học mới (2016-2017), cuối tháng 8, UBND huyện Yên Thủy đã hoàn thành việc sáp nhập trường mầm non Hoa Sen và Hoa Sữa thành trường mầm non Ngọc Lương; trường mầm non Sơn Ca và Họa My thành trường mầm non thị trấn Hàng Trạm; 6  trường tiểu học và  THCS thành 3 trường tiểu học và THCS  Đoàn Kết, Phú Lai, Lạc Sỹ. Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và phương án theo Quyết định của UBND tỉnh, UBND huyện Yên Thủy đã thành lập tổ công tác sáp nhập các trường mầm non, tiểu học và THCS năm 2016 do  đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng cùng hai tổ phó là Trưởng phòng Nội vụ và Trưởng phòng GD&ĐT và các thành viên là lãnh đạo, chuyên viên phòng Tài chính - Kế hoạch, TN&MT.

 

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ công tác đã kiểm tra, thẩm định các điều kiện và xây dựng đề án sáp nhập của các trường trong danh sách dự kiến. Đồng thời, kiểm tra thực tế về đất đai, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, trang thiết bị, nguồn lực tài chính. Tham mưu việc bố trí, kiện toàn các chức danh lãnh đạo, quản lý và sắp xếp đội ngũ giáo viên, nhân viên theo quy định. Tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, dự kiến trụ sở làm việc, nơi làm việc của hội đồng nhà trường, quy hoạch đất đai, kinh phí hoạt động và các điều kiện khác đảm bảo cho điều kiện dạy và học bình thường ngay  sau khi sáp nhập. Quyết định giao chỉ tiêu biên chế đối với các trường sáp nhập, xây dựng đề án vị trí việc làm, đề án tinh giản biên chế đối với số giáo viên, nhân viên dôi dư trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

 

Hoàn thành việc sáp nhập các trường trước khi khai giảng năm học mới có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định tổ chức bộ máy để các nhà trường sớm đi vào hoạt động bình thường. Đồng chí Bùi Văn Hồng, Trưởng phòng GD&ĐT Yên Thủy cho biết: “Để đi đến ra quyết định bổ nhiệm bộ máy quản lý của các trường mới sáp nhập và giải quyết số cán bộ quản lý dôi dư là vấn đề phức tạp nhất trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì vậy đòi hỏi có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan. Việc thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch”.

 

Để bổ nhiệm được Hiệu trưởng mới ở các trường trong diện sáp nhập, UBND huyện đã đề ra và thực hiện 3 tiêu chí gồm: căn cứ vào trình độ đạt chuẩn của ngành giáo dục; kết quả bình xét về chuyên môn hàng năm.Tiến hành lấy phiếu tín nhiệm của CBGV-CNV các nhà trường. Việc niêm phong, mở niêm phong, kiểm phiếu do đại diện hội đồng sư phạm và công đoàn nhà trường thực hiện dưới sự giám sát của tổ công tác. Quá trình sáp nhập, bộ máy quản lý của các trường gồm 1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng.

 

Sau khi sáp nhập, 11 phó hiệu trưởng còn lại được điều động sang các trường khác trong huyện và được giữ nguyên chức vụ trong thời gian 4 tháng. Cuối tháng 12/2016, các trường tiếp nhận tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm cùng bộ máy quản lý của trường để có căn cứ sàng lọc, phân loại nhằm bố trí công việc cho phù hợp với trình độ, năng lực. Để ổn định hoạt động của TCCS Đảng ở các trường mới sáp nhập, cấp ủy huyện đã chỉ đạo Đảng ủy các xã  công nhận Hiệu trưởng nhà trường kiêm Bí thư chi bộ lâm thời đến hết nhiệm kỳ để kiện toàn trong nhiệm kỳ mới.

 

Ngoài ra, một số vị trí khác như kế toán, y tế học đường dôi dư, phòng GD&ĐT huyện ra quyết định điều chuyển cho các trường đang thiếu đảm bảo đúng công việc, đúng vị trí việc làm.

 

Từ kết quả sáp nhập các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn huyện, đồng chí Bùi Liên Huy, Trưởng phòng Nội vụ huyện khẳng định: Quá trình triển khai không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, nhất là tâm tư của các đồng chí là cán bộ quản lý. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, việc thực hiện đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch. Kết quả sáp nhập đã khắc phục được tình trạng các trường quy mô nhỏ lẻ, giảm đầu mối cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế tại một số vị trí việc làm và giảm đầu tư công từ NSNN.

 

 

 

                                                                   Đức Phượng

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục