Mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo sáng nay 16-11, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) đặt câu hỏi về đề án dạy học ngoại ngữ quốc gia trong hệ thống giáo dục quốc dân có đạt mục tiêu như mong muốn đề ra đến năm 2020 không? Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn trả lời: không.
Khẳng định không đạt mục tiêu nhưng cũng cần thấy rằng giai đoạn đầu thực hiện đề án đã đạt được nhiều kết quả. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ, vì dạy và học ngoại ngữ có tính chất lâu dài, đây là nhiệm vụ không chỉ trước kia, bây giờ mà còn tiếp tục liên quan đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 được phê duyệt năm 2008 với tổng kinh phí gần 9.400 tỷ đồng. Mục tiêu là "đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, khi xây dựng đề án, Bộ đưa ra lộ trình và quyết tâm cao, nhưng thực hiện gặp vấn đề về chuẩn bị, thời gian, kinh phí. Bộ trưởng cũng nhận trách nhiệm về sự thiết thực, khả thi của đề án cũng như sự chỉ đạo sát sao, bám sát trong khâu thực hiện.
Cho rằng Đề án 2020 không phải chịu trách nhiệm đào tạo ngoại ngữ cho tất cả đối tượng vì như thế không khả thi. Bộ trưởng cho biết, chương trình nội dung phải thống nhất, biên soạn hệ thống, trong đó tính hội nhập quốc tế chứ không phải biên soạn theo năng lực các thầy, các cô.
Theo Bộ trưởng, Bộ đã rà soát để điều chỉnh về cách tiếp cận sau đó mới mục tiêu, đồng thời cần tập trung đào tạo cho giáo viên do khâu này trước đây chưa chuẩn bị kỹ.
Sinh viên tốt nghiệp thiếu việc làm: cần quan tâm cả “đầu ra”
Đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) chất vấn về 191.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp không có việc làm; trong khi đó ở các địa phương vẫn còn nhiều các trường trung cấp, cao đẳng tiếp tục đào tạo và nhà nước phải đầu tư ngân sách cho công tác đào tạo và nuôi dưỡng bộ máy của các trường rất lớn trong lúc nguồn lực sau đào tạo còn lãng phí nhưng chưa có giải pháp. Tuy nhiên các trường trung cấp, cao đẳng vẫn tiếp tục đào tạo một cách mất cân đối giữa cung và cầu, liệu rằng các em sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội có việc làm hay không? Giải pháp gì để tránh lãng phí kinh phí và nguồn lực được đào tạo, có nên duy trì cách thức đào tạo hiện nay?
Cùng nội dung chất vấn, đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) tỏ ra lo ngại khi sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm gây lãng phí. Đại biểu bày tỏ trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp thời gian tới thế nào?
Khẳng định không phải sinh viên nào ra cũng có việc làm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho ngay cả đại học Harvad cũng vậy.
Theo Bộ trưởng, cần qua quá trình thực tế, tuy nhiên, nội dung kiến thức kỹ năng nhà trường hết sức quan trọng để ra trường không phải đào tạo lại, gây lãng phí. Hiện 80% ra trường có việc làm. Số sinh viên có việc làm ngay thì rơi vào nhóm trường cấp trên, có bề dày, có kinh nghiệm. Còn phần lớn không có việc làm là đảm bảo chất lượng yếu, là trường mới thành lập.
Bộ trưởng cho biết, tới đây Bộ làm mạnh, áp dụng chuẩn với trường và ngành để hỗ trợ trường yếu kém theo hướng thành trường thành viên của trường lớn, hoặc phân viện... Và Bộ đã làm việc với VCCI và các doanh nghiệp để đào tạo bổ sung.
Bộ trưởng cho rằng, từ trước đến nay chúng ta quan tâm quá nhiều “đầu vào” nhưng quan trọng là đào tạo và đầu ra.
Hiện sư phạm thừa nhiều, khoảng 70.000, giờ đào tạo bổ sung để cố gắng sử dụng số giáo viên theo chuẩn, tránh lãng phí, để họ theo nghề. Sắp tới trường nào không báo cáo, báo cáo không đúng hoặc có việc làm không cao thì sẽ hạn chế.
Đào tạo nguồn nhân lực chưa bám sát yêu cầu thị trường lao động
Đại biểu Lê Minh Chuẩn chất vấn về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đứng 11/12 quốc gia ở châu Á được Ngân hàng Thế giới (WB) khảo sát. Theo đại biểu Lê Minh Chuẩn, đánh giá chung thì nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu về năng động và sáng tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và ngoại ngữ, như vậy sẽ không có cơ hội vươn xa ra tầm khu vực, thậm chí thua ngay cả trên sân nhà. Vậy Bộ có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới? Việc phân luồng học sinh giáo dục sau đào tạo dẫn đến thừa thầy thiếu thợ, có giải pháp gì để khắc phục?
Khẳng định chất lượng giáo dục có nguyên nhân quan trọng là nằm ngay từ chương trình chưa bám sát yêu cầu thị trường lao động, dẫn đến đào tạo ra không sát. Đào tạo chưa chú trọng kỹ năng thực tế, tiếp xúc thực tế. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đã có chỉ đạo khi mở chương trình phải có ý kiến nhà chuyên môn. Tuy nhiên có thực tế là chúng tôi chưa sát sao xem họ có ý kiến hay không.
Còn phân luồng học sinh giáo dục sau đào tạo, Bộ trưởng cho biết, trong nhưng năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cố gắng nhưng kết quả cũng rất hạn chế. Phân luồng thể hiện ngay cả trong chương trình, như gần hết lớp 9 thì các môn học thì xã hội, công nghệ tăng và nội hàm phải thực tiễn. Khi giảng dạy cũng phải tương thích, tránh qua loa, cưỡi ngựa xem hoa.
Bộ trưởng cũng thừa nhận và tự nhận trách nhiệm, khi vào trung học phổ thông có tính hướng nghiệp thì làm chưa tốt.
Theo báo Nhân dân
(HBĐT) - 50 năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, con người, xã hội, từ mái trường THPT huyện Lạc Thủy, nhiều thế hệ học sinh đã lớn lên và trưởng thành vượt bậc, góp sức vào sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phương.
(HBĐT) - Được thành lập trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong giai đoạn khốc liệt, đến nay, trường THPT Kim Bôi đã trải qua 50 năm xây dựng, phấn đấu và phát triển. Dưới mái trường thân thương này, biết bao thế hệ học sinh đã được học tập, rèn luyện để rồi hôm nay, các thế hệ học sinh của trường đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
(HBĐT) - Những năm gần đây, trường THPT Kim Bôi không chỉ được biết đến là ngôi trường với bề dày thành tích giáo dục văn hóa mà còn là điểm sáng toàn tỉnh về công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, bao gồm cả kiến thức văn hóa, văn nghệ, TD-TT, hoạt động ngoại khóa và tình nguyện vì cộng đồng.
(HBĐT) - Nguyễn Anh Tú là học sinh duy nhất của tỉnh Hòa Bình đoạt giải nhất cuộc thi giải toán trên internet toàn quốc năm học 2015 - 2016. Hiện em là học sinh lớp 12A, trường THPT Kim Bôi. Trò chuyện với chúng tôi, Tú chia sẻ: “Em rất mừng khi đoạt giải nhất cuộc thi giải toán trên internet toàn quốc. Để đạt được kết quả đó là nhờ sự tận tình hướng dẫn ôn luyện của các thầy, cô giáo trong toàn trường. Các thầy, cô đã tìm tòi và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới. Ngoài ra, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường thường xuyên động viên tinh thần em. Các thầy, cô không quá đặt cao thành tích mà luôn tạo cho em tâm lý thoải mái trong quá trình ôn luyện. Từ đó, em đi thi với tâm lý thoải mái, mang tinh thần quyết tâm chinh phục đỉnh cao. Sau cuộc thi, em vinh dự là 1 trong 3 học sinh lớp 11 xuất sắc nhất miền Bắc được trường Đại học FPT trao học bổng trị giá 280 triệu đồng”. Nguyễn Anh Tú là một trong rất nhiều học sinh đạt thành tích nổi bật trong các kỳ thi học sinh giỏi của trường THPT Kim Bôi trong thời gian qua.
(HBĐT) - (HBĐT) - Tháng 8/1968, Ty Giáo dục Hòa Bình ra quyết định điều động tôi - Hiệu trưởng trường cấp III Cù Chính Lan – về làm Hiệu trưởng trường cấp III Kim Bôi. Một vấn đề lớn đặt ra lúc này là làm thế nào để nhanh chóng thích nghi với cơ sở mới còn đang thiếu thốn vô cùng và xây dựng nhà trường phát triển?
(HBĐT) - Học sinh lớp 12 của nhà trường sau khi tốt nghiệp THPT có khoảng 50% thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH; 30% học các trường nghề, số còn lại đi làm ở các khu công nghiệp, đi nghĩa vụ quân sự và hầu như không có học sinh ở nhà sau khi học hết THPT. Có được kết quả đó là nhờ nhà trường luôn quan tâm thực hiện tốt công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ khi vào lớp 10.