(HBĐT) - Đầu tháng 10, chúng tôi có dịp tham gia cùng Hội Cựu giáo chức xã Tử Nê (huyện Tân Lạc) trong ngày hội “Mổ lợn nhựa khuyến học, khuyến tài”. Đồng chí Phạm Thị Châu - Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tử Nê phấn khởi chia sẻ: Đã thành truyền thống, cứ vào ngày 2/10 hàng năm, chúng tôi lại tổ chức mổ lợn nhựa khuyến học, khuyến tài. Số tiền tiết kiệm này sẽ được các cựu giáo chức mua quần áo, sách vở cho con cháu hoặc quyên góp ủng hộ, động viên những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thêm động lực để tới trường.

 

Nhờ thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, đặc biệt là tuyên truyền, vận động nên số lượng hội viên của Hội Khuyến học xã Tử Nê tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2014, toàn xã mới có 550 hội viên thì đến năm 2015 đã tăng lên hơn 800 hội viên và hiện nay là 860 hội viên thuộc 7 chi hội và 4 Ban khuyến học. Việc xây dựng quỹ để có kinh phí tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài cũng được hội viên, nhân dân tích cực hưởng ứng. Giai đoạn từ 2015 trở về trước, quỹ hội chỉ thu 5.000 đồng/hội viên/năm nhưng từ năm 2016 đã đồng thuận nâng lên mức 10.000 đồng.

Đồng chí Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tử Nê cho biết: Hội đặc biệt quan tâm, chú trọng sử dụng qũy khuyến học do hội viên đóng góp đảm bảo đúng, đủ, ý nghĩa. Số tiền này được chúng tôi sử dụng vào việc động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật; khen thưởng học sinh và giáo viên giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH. Mức khen thưởng được đưa ra bàn bạc, thống nhất và công khai. Việc hỗ trợ, khen thưởng được tổ chức vào dịp khai giảng năm học, Trung thu, tổng kết năm học…đảm bảo công khai, đúng người và nhất là có tính động viên, khích lệ cao.

Hội Cựu giáo chức xã Tử Nê (Tân Lạc) tiên phong nuôi lợn nhựa “khuyến học, khuyến tài”.

Bên cạnh việc xây dựng quỹ, phát triển hội viên, công tác khuyến học của xã Tử Nê còn được biết đến là một điểm sáng thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng các phong trào. Hội Khuyến học đã phối hợp với các ngành, đoàn thể xã tuyên truyền, vận động để các hộ gia đình cho con em đến trường đúng độ tuổi. Vận động các gia đình đăng ký xây dựng “gia đình học tập”.

Hiện nay, xã Tử Nê đã và đang xây dựng được 2 phong trào khá nổi bật, đó là các chi nhánh dòng họ khuyến học và “Tiếng trống khuyến học”. Phong trào xây dựng chi nhánh dòng họ khuyến học nổi bật với 2 chi dòng họ Bùi tại xóm Cú và xóm Bin. Mỗi chi nhánh dòng họ có khoảng 15 gia đình đã xây dựng được quỹ riêng, tổ chức hoạt động khen thưởng, khuyến học kịp thời, qua đó động viên con em trong dòng họ thi đua tích cực học tập, rèn luyện.

Phong trào “Tiếng trống khuyến học” đã được triển khai và hiện đang thực hiện tại 7/7 xóm. Tuy nhiên, thường xuyên và nổi bật hơn cả là tại xóm 1. Cô Bùi Thị Lợi - chi hội trưởng chi hội khuyến học xóm 1 cho biết: Chi hội có 110 hội viên. Nhiều năm liền xóm không có học sinh bỏ học, hàng năm, xóm đều có con em thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH. Phong trào “Tiếng trống khuyến học” khi triển khai đã làm thay đổi và nâng cao nhận thức cho nhân dân, các bậc phụ huynh. Cứ sau 19h, khi có nhạc hiệu báo giờ tự học buổi tối là các hộ gia đình đều đồng loạt giảm bớt âm lượng hoặc tắt các thiết bị ti vi, loa, đài; việc ăn uống cũng nhanh chóng được kết thúc. Phụ huynh nhắc nhở con em khẩn trương ngồi vào bàn học bài. Không còn hiện tượng trẻ em rong chơi vào buổi tối, tình hình ANTT cũng được đảm bảo nghiêm túc. Nhân dân coi trọng việc học tập của con em, ý thức và kết quả học tập của các em cũng được nâng lên đáng kể.

Từ những kết quả đã đạt được, Hội Khuyến học xã Tử Nê đã đặt ra những giải pháp cụ thể cho những năm tiếp theo với mục tiêu đưa công tác khuyến học, khuyến tài trở thành một phần việc được cả xã hội quan tâm. Xã tuyệt đối không có học sinh bỏ học. Số lượng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH ngày càng tăng.

 

                                                                                    Dương Liễu

Các tin khác


Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học năm học 2016-2017

(HBĐT) - Ngày 15/12, tại trường tiểu học Sông Đà, Sở GD&ĐT tỉnh đã tổ chức Lễ tổng kết Hội Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học năm học 2016-2017. Tham dự hội thi có 66 giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi tiêu biểu đại diện cho gần 4000 giáo viên chủ nhiệm lớp trên địa bàn toàn tỉnh.

Thắp lên ước mơ và hoài bão của bao thế hệ học trò

Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, học sinh khóa 1975 - 1978

(HBĐT) - Thời gian thấm thoắt, 50 năm đã trôi qua, 50 năm xây dựng, phát triển mạnh mẽ của trường THPT Lạc Sơn. Trong không khí ấm áp của tình cảm thầy, trò, tình cảm bạn bè để cùng nhớ lại kỷ niệm một thời đèn sách. Vô cùng trân trọng và biết ơn tình yêu nghề, tình thương, trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo đối với các thế hệ học trò của nhà trường để từ nơi đây, lớp lớp học trò như những đàn chim đầy sức sống, nghị lực tung cánh bay đi xây đời. Những ngày này, bản thân tôi cũng như nhiều thế hệ học sinh của nhà trường dù đang sinh sống, công tác, lao động, học tập trên khắp mọi miền của Tổ quốc đều hướng về thầy, cô, về mái trường thân yêu của mình với lòng tri ân sâu đậm nhất.

Chặng đường 50 năm xây dựng và trưởng thành

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn là cái nôi văn hóa - trung tâm văn hóa cổ của tỉnh Hòa Bình. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh việc quan tâm đến phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội nhằm cải thiện đời sống của nhân dân, huyện Lạc Sơn còn chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo. Trong những thành tích của ngành giáo dục tỉnh nói chung và huyện Lạc Sơn nói riêng không thể không kể đến những kết quả đáng tự hào mà trường THPT Lạc Sơn đã đạt được.

Nỗ lực khẳng định và nâng tầm chất lượng trường THPT Lạc Sơn

(HBĐT) - Trường THPT Lạc Sơn được thành lập vào tháng 12/1966, đặt tại xóm Chiềng, có thời gian sơ tán về xóm Beo, xã Liên Vũ với tên gọi trường cấp III Lạc Sơn. Ngày 18/2/1995, thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, trường phổ thông cấp III A Lạc Sơn chuyển về trung tâm huyện lỵ, tại thị trấn Vụ Bản. Sau 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã thực sự trưởng thành về mọi mặt, trở thành đơn vị giáo dục có chất lượng của tỉnh và huyện.

Nơi đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp “trồng người”

(HBĐT) - Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, giàu truyền thống cách mạng của huyện Lạc Sơn. Ngày ấy, như bao địa phương khác, vùng Mường Lọt phải đối mặt với tình cảnh thiếu đói, chạy ăn từng bữa. Gia đình tôi đông con, cuộc sống càng khó khăn bộn bề. Từ truyền thống quê hương và cuộc sống nghèo khó chính là động lực thôi thúc tôi học chữ với mong ước được thoát ly giúp ích cho địa phương, cho cách mạng.

Tự hào được học tập và trưởng thành dưới mái trường THPT Lạc Sơn

(HBĐT) - Khóa chúng tôi học truờng THPT Lạc Sơn A năm 1993, khi đó, trường đóng trên địa bàn xã Liên Vũ. Trường cũ với rất nhiều cây phượng, phi lao và những tán lá bàng phủ kín sân. Tình thầy, trò gắn bó mật thiết, ngoài việc học trên lớp thì thầy, cô như cha mẹ của lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Khi đó, thầy Hoạt đang là hiệu trưởng, học trò vẫn quen gọi các thầy, cô với những cái tên thân mật nhưng đầy kính trọng là bác Hoạt, bố Cương, bố Hùng, bác Minh… Thầy Hùng dạy toán, thầy Khanh dạy hóa mới ra trường từ những nơi khác đến Lạc Sơn lập nghiệp. Các thầy giảng rất nhiệt tình và gắn bó với học trò miền núi chúng tôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục