(HBĐT) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kết, từ năm 1954, cán bộ và lực lượng vũ trang của ta ở miền Nam được tập kết ra Bắc. Trong đoàn quân tập kết ấy có hơn 2.000 con em các dân tộc thiểu số miền Nam (từ Quảng Trị trở vào).

 

Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Bác Hồ, Chính phủ đã quyết định thành lập riêng hệ trường học sinh dân tộc miền Nam và hệ thống các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Tháng 5/1955, trường Dân tộc Trung ương được thành lập đóng tại Ngọc Thụy (Gia Lâm, Hà Nội) với hàng nghìn cán bộ dân tộc miền Nam. Đặc biệt, hầu hết trong số này đều đi ra từ vùng rừng núi vô cùng khó khăn, chiến tranh ác liệt, phần lớn chưa biết chữ và tiếng phổ thông, mang theo những phong tục tập quán, văn hóa, ngôn ngữ khác nhau của dân tộc mình… Trường đã phấn đấu liên tục ngay trong 3 năm đầu với 3 khóa học văn hóa và 2 khóa học chính trị, sau đó tiếp nhận thêm thanh - thiếu niên và nhi đồng người dân tộc thiểu số tập kết ra Bắc sau năm 1957.

  Đoàn công tác Sở VH - TT & DL kiểm tra tiến độ xây dựng, hoàn thiện di tích trường Cán bộ dân tộc miền Nam tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy).

Đứng trước yêu cầu mới và để có điều kiện dạy dỗ, học tập tốt hơn, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, năm 1959 trường Dân tộc Trung ương được tách thành 2 trường: trường Cán bộ dân tộc miền Nam và trường Học sinh dân tộc Trung ương. Trường Cán bộ dân tộc miền Nam chuyển về xây dựng cơ sở tại Chi Nê (Lạc Thủy – Hòa Bình) gồm một số gia đình người dân tộc thiểu số đã tập kết ra Bắc.

Theo những tài liệu ghi chép lại, sau khi chuyển về Lạc Thủy, do yêu cầu của cách mạng, trường tiếp tục tổ chức dạy bổ túc văn hóa cùng với xây dựng một số cơ sở sản xuất thực nghiệm, tập huấn về quản lý, điều hành tổ chức sản xuất cho học viên. Trường đã thu xếp chu đáo việc an dưỡng, điều dưỡng sức khỏe cho cán bộ lão thành, gia đình chính sách; tuyển chọn cán bộ tăng cường cho chiến trường miền Nam. Giai đoạn 1966- 1974, trường sơ tán lên Nà Giang (Hà Giang – Cao Bằng), đến năm 1975 trở lại Lạc Thủy và tiếp tục hoạt động đến năm 1977. Hầu hết cán bộ, học sinh trở về miền Nam tham gia xây dựng quê hương, đất nước sau ngày giải phóng, thống nhất Tổ quốc.

Cùng chúng tôi thăm quan di tích lịch sử trường Cán bộ dân tộc miền Nam đang được xây dựng, hoàn thiện tại thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH – TT&DL khẳng định: Trường Cán bộ dân tộc miền Nam là một mô hình đào tạo đặc biệt, duy nhất ở đất nước ta lúc bấy giờ. Trong những năm khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với sự đùm bọc của cán bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đào tạo được nhiều lớp cán bộ cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã cùng cán bộ, con em các dân tộc thiểu số miền Nam vượt qua nỗi nhớ nhà, nhớ quê, vượt qua mùa đông rét buốt ở miền Bắc, khắc phục khó khăn về tiếng phổ thông, thói quen sinh hoạt, sự tự ti, mặc cảm… Hơn 20 năm hình thành và phát triển, trường Cán bộ dân tộc miền Nam đã đào tạo hàng nghìn “hạt giống đỏ”, trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, nhà nghiên cứu khoa học… Di tích cũng là minh chứng rõ nét cho sự đoàn kết, yêu thương của nhân dân hai miền Nam – Bắc.

Trước giá trị, ý nghĩa lịch  sử đặc biệt đó, ngày 26/10/2016, di tích trường Cán bộ dân tộc miền Nam đã chính thức được xây dựng tại thị trấn Chi Nê trên nền địa điểm cũ, xây dựng nhà bia tưởng niệm phục vụ công tác nghiên cứu, thăm quan. 

                                                                          Dương Liễu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Nhân rộng phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

(HBĐT) - Ngày 13/5/2014, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 37 về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. Sau hơn 2 năm triển khai kế hoạch, đến nay đã đạt được một số kết quả tích cực. Năm 2017, tỉnh tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của Kế hoạch số 37, đặc biệt tập trung vào việc triển khai đại trà các mô hình học tập.

Khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác xây dựng tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, trường học, xóm, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn thành phố Hoà Bình từng bước được chú trọng để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, sử dụng, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân. Tại các cơ quan, đơn vị, trường học đều có tủ sách pháp luật, ngăn sách, giỏ sách pháp luật, thường xuyên bổ sung các đầu sách mới phục vụ nhu cầu của các đối tượng.

Kỳ thi THPT quốc gia 2017: Thi theo tổ hợp, ôn theo ban

Đến thời điểm hiện tại, rất nhiều học sinh lớp 12 trên toàn quốc đã bắt đầu đăng ký môn thi, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Tiếng trống thôi thúc tinh thần tự học ở xã Nam Sơn

(HBĐT) - Mỗi tối, khi kim đồng hồ chỉ 19 h, một hồi trống lại vang lên ở đầu xóm, cuối xóm nhắc nhở con em xã vùng cao Nam Sơn (Tân Lạc) ngồi ngay ngắn học bài và làm bài tập. “Tiếng trống học đêm” ngân xa như thôi thúc, thành động lực cho phong trào luyện chữ, rèn người ở miền đất còn nhiều khó nhọc này.

Những điểm mới trong tuyển sinh

Sau khi ban hành Quy chế tuyển sinh năm 2017, Bộ GD-ĐT đã có những phân tích sâu hơn về những điểm mới so với quy định của năm trước đó và đưa ra những lưu ý để tránh nhầm lẫn và bỡ ngỡ cho thí sinh cũng như các trường.

Vì em hiếu học - chắp cánh tương lai

(HBĐT) - Mùa xuân này, với hàng ngàn em học sinh nghèo hiếu học trong tỉnh là mùa xuân đầm ấm tình người, mùa xuân của sự quan tâm và sẻ chia. Bởi thông điệp: “ Khi triệu ước mơ nhỏ cần một nghĩa cử lớn” của chương trình trao tặng học bổng “Vì em hiếu học” của Tập đoàn Viettel đã được lan tỏa và có hiệu ứng xã hội tích cực. Mỗi suất học bổng của chương trình dù không lớn nhưng đủ để thấy rằng, mọi ước mơ nhỏ bé của những em học sinh nghèo đều được toàn xã hội quan tâm lắng nghe và chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục