(HBĐT) - Cùng các đồng chí trong BCH Hội Khuyến học huyện Lạc Sơn chúng tôi đến thăm xã Liên Vũ - điểm sáng trong phong trào “Tiếng trống khuyến học” của huyện. Đồng chí Bùi Thị Châu, Chủ tịch Hội Khuyến học xã cho biết: Hàng ngày, thành nề nếp, cứ sau hiệu lệnh là các gia đình kết thúc bữa ăn tối, chỉnh nhỏ tivi, nhắc nhở học sinh ngồi vào bàn học. Việc học được quan tâm, xã không còn hiện tượng học sinh trong độ tuổi đến trường bỏ học. Sự chuyển biến tích cực đó một phần nhờ phong trào “Tiếng trống khuyến học”.

 

Phong trào “Tiếng trống khuyến học” đã và đang được huyện Lạc Sơn duy trì, nhân rộng ở các xã, thị trấn với 26 xã duy trì tốt phong trào qua loa truyền thanh và đĩa khuyến học. Nhiều xã có phong trào sôi nổi như: Liên Vũ, Yên Nghiệp, Văn Sơn, Tân Lập… Phong trào “Tiếng trống khuyến học” đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đánh giá cao, không chỉ góp phần nâng cao nề nếp chất lượng giáo dục mà còn góp phần vào công tác an ninh ở KDC, xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua giữa các thôn, xóm.

 

 

Đoàn thanh niên xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) tặng quà, động viên học sinh nghèo vượt khó.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Thị Hào, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Lạc Sơn chia sẻ: Cùng với phong trào “Tiếng trống khuyến học”, các phong trào khuyến học khác do T.ư Hội, Tỉnh Hội phát động đều được huyện Lạc Sơn triển khai sâu rộng, sôi nổi. Tiêu biểu như phong trào “Nuôi lợn nhựa khuyến học” đã được gần 65% gia đình, 75% dòng họ thực hiện. Năm 2016, toàn huyện nuôi được hơn 9.500 con “Lợn nhựa khuyến học”; riêng Hội Người cao tuổi có 3.000 con. Vào tháng 9 và ngày 2/10/2016 đã mổ “Lợn nhựa khuyến học” trên toàn huyện, thu được hơn 2,6 tỷ đồng để hỗ trợ các cháu mua đồ dùng học tập, quần áo, phương tiện đi học.

 

Phong trào “Ba đỡ đầu” cũng được phát động sâu rộng tới các xã, thị trấn. Một số xã tích cực triển khai hoạt động giúp đỡ học sinh khó khăn như: Yên Phú, Văn Sơn, Liên Vũ, thị trấn Vụ Bản, Bình Chân… Hiện nay, toàn huyện đỡ đầu 93 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, để kịp thời động viên, khích lệ học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, năm qua, huyện Lạc Sơn đã dành hơn 600 triệu đồng  khen thưởng học sinh và giáo viên có thành tích tốt. Việc xây dựng “Quỹ khuyến học” được các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp tích cực ủng hộ. Hiện nay, Quỹ khuyến học toàn huyện đã xây dựng được gần 2,5 tỷ đồng, sử dụng hiệu quả cho công tác khuyến học.

 

Một phong trào lớn cũng đang được huyện Lạc Sơn quan tâm thực hiện đó là xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) tại 29 xã, thị trấn. Cán bộ Hội Khuyến học đã chủ động phối hợp với Trung tâm HTCĐ tham gia vào công tác quản lý trung tâm, phối hợp cùng ngành GD&ĐT nâng cao chất lượng của trung tâm. Trong năm 2016, các trung tâm đã mở được 489 lớp chuyên đề cho hơn 40.000 lượt học viên theo học. Kết quả đánh giá có 5 Trung tâm HTCĐ đạt loại tốt, gồm các xã: Bình Chân, Văn Sơn, Định Cư, Xuất Hóa, Tân Mỹ, Định Cư và 23 trung tâm xếp loại khá. Các Trung tâm HTCĐ hoạt động hiệu quả đã góp phần xây dựng xã hội học tập và phong trào học tập suốt đời trên địa bàn huyện.

 

 

                                                                             Dương Liễu

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Cậu học trò 2 năm liên tiếp giải nhất Toán quốc gia

Lê Quang Dũng, học sinh lớp 12 chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Lam Sơn, là người hai năm liên tiếp đạt giải nhất môn Toán của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Năm nay, em còn đạt số điểm cao nhất toàn quốc.

Không giới hạn nguyện vọng xét tuyển đại học chính quy năm 2017

(HBĐT) - Vừa qua, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 05/2017/TT-BGD& ĐT về quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng giáo viên hệ chính quy. Theo đó:

Thi THPT quốc gia 2017: Ngày 7-7, công bố kết quả thi

Chiều 13-2, Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Kỳ thi sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, từ 22-6 đến 24-6.

Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

(HBĐT) - Trường mầm non Tiền Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) thuộc khu vực 135. Trường có nhiều chi lẻ. Phòng học tại các chi phụ chật hẹp, sân chơi, trang thiết bị còn thiếu so với yêu cầu; công trình vệ sinh tạm bợ chưa đúng tiêu chuẩn; cán bộ, giáo viên, nhân viên phải thường xuyên đến vận động phụ huynh cho con đến trường. Tuy nhiên, được sự động viên của ngành giáo dục, chính quyền địa phương cùng sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường, trường mầm non Tiền Phong đã vượt qua khó khăn để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nhân rộng phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

(HBĐT) - Ngày 13/5/2014, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 37 về việc triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. Sau hơn 2 năm triển khai kế hoạch, đến nay đã đạt được một số kết quả tích cực. Năm 2017, tỉnh tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của Kế hoạch số 37, đặc biệt tập trung vào việc triển khai đại trà các mô hình học tập.

Khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác xây dựng tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, trường học, xóm, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn thành phố Hoà Bình từng bước được chú trọng để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, sử dụng, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân. Tại các cơ quan, đơn vị, trường học đều có tủ sách pháp luật, ngăn sách, giỏ sách pháp luật, thường xuyên bổ sung các đầu sách mới phục vụ nhu cầu của các đối tượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục