Không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Sinh viên có xếp loại cao không đồng nghĩa với việc họ có thể hoàn thành tốt công việc mà doanh nghiệp đang cần.

Đó là ý kiến của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khi nói về dự thảo Thông tư ban hành quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, bao gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự. Trong đó, điểm đáng chú ý nhất là không ghi loại hình đào tạo, xếp loại trên bằng đại học.

Tốt nghiệp loại giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Bùi Quang Cường, giám đốc công ty iViet

Ông Bùi Quang Cường, giám đốc công ty iViet: Đánh giá cao khả năng xử lý vấn đề tốt hơn là bằng cấp.

Theo tôi, không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Sinh viên có xếp loại cao không đồng nghĩa với việc họ có thể hoàn thành tốt công việc mà doanh nghiệp đang cần. Bởi hiện nay, giữa việc đào tạo ở trường và kỹ năng thực tế tại doanh nghiệp vẫn đang có một khoảng cách. Hầu hết các bạn sinh viên ra trường kể cả bằng giỏi, xuất sắc thì doanh nghiệp vẫn phải mất thời gian đào tạo lại để phù hợp với tình hình thực tế.

Doanh nghiệp ngày nay, nhất là những doanh nghiệp tư nhân sẽ rất "thực dụng”, bạn nào tạo được nhiều giá trị cho doanh nghiệp, bạn đó sẽ được trọng dụng chứ không phải là một bạn có bằng xếp loại cao. Thậm chí những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Apple, Google, IBM… đều rộng mở cửa cho những bạn không có bằng đại học vẫn có thể ứng tuyển và gia nhập.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, những gì bạn được học ở trường có khi ngoài thực tế doanh nghiệp đã trở thành lạc hậu. Lý do, để trở thành giáo trình học ở trường phải trải qua rất nhiều công đoạn duyệt, chỉnh sửa thông thường sẽ tính đơn vị là năm và trong quá trình làm việc đó, doanh nghiệp bên ngoài họ đã phải thay đổi để phù hợp với tình hình của thị trường.

Như đối với iViet, chúng tôi đánh giá cao kỹ năng thích nghi nhanh với sự thay đổi, khả năng xử lý vấn đề tốt hơn là bằng cấp. Những kinh nghiệm, bằng cấp bạn đó có được trong quá khứ phản ánh rằng bạn ý có thể có nền tảng tốt và nền tảng đó cần phải làm bàn đạp để giải quyết những công việc mới chứ không phải làm lại những gì quá khứ bạn ý đã làm.

Tốt nghiệp loại giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Getfly Việt Nam.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Getfly Việt Nam: Bỏ thông tin xếp loại trên bằng đại học là hoàn toàn hợp lý!

Tôi đồng ý với việc không ghi Xếp loại trên bằng tốt nghiệp và kèm theo phụ lục ghi thông tin chi tiết của quá trình học tập mà Bộ GD&ĐT đưa ra.

Trước tiên, về mặt cảm nhận với việc bỏ hay không bỏ, tôi cũng có tham khảo ý kiến của các nhân viên trong công ty với câu hỏi: "Xếp loại trên bằng có quan trọng hay không?” thì đối với các trưởng bộ phận kinh doanh, họ cho rằng, thực lực là quan trọng nhất, và thực tế những người giỏi nhất trong công ty cũng không phải 100% là những người có xếp loại tốt.

 Chỉ có một bộ phận nói là quan trọng, đó là nhân sự, phụ trách vấn đề về tuyển dụng. Cũng dễ hiểu là bộ phận nhân sự thì luôn muốn có nhân sự tốt nhất cho công ty nên thường ưu ái những người xếp loại khá, giỏi.

Nhưng nếu chỉ đánh giá bằng việc xếp loại khá, giỏi trên bằng mà không nghiên cứu Bảng điểm để đánh giá quá trình cố gắng thì theo tôi không toàn diện, nên đối với tôi, việc đánh giá đó là không hợp lý.

Thứ hai, về tác dụng trong thực tế, bằng đại học là tấm vé đầu tiên của một người, thể hiện họ đã chuẩn bị hành trang như thế nào chứ không phải nói rằng họ sẽ thành công ra sao.

Để thành công trong công việc đòi hỏi quyết tâm và ý chí, sự bền bỉ, tính sáng tạo, khả năng teamwork, khả năng lãnh đạo... những kỹ năng thái độ này chẳng tấm Bằng nào phản ánh được.

Trong trường hợp cụ thể như công ty Getfly chúng tôi, mỗi nhân viên mới phải tham gia chương trình hội nhập (thường kéo dài 1 tuần), chúng tôi sẽ đánh giá nhân sự với đầy đủ các kỹ năng, thái độ trong suốt quá trình hội nhập – làm việc chứ không chỉ tham chiếu bằng xếp loại Bằng tốt nghiệp  hay Bảng điểm.

Do đó, với thực tế tại công ty mình, tôi thấy việc bỏ thông tin xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học là hoàn toàn hợp lý.

Tốt nghiệp loại giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bà Đào Khánh Chi, chuyên gia tuyển dụng cấp cao Tập đoàn Sun Group.

Bà Đào Khánh Chi, chuyên gia tuyển dụng cấp cao Tập đoàn Sun Group: Bản chất của đào tạo đại học, cao đẳng là hướng nghiệp!

 Bản chất của đào tạo đại học, cao đẳng là hướng nghiệp. Do đó nội dung đào tạo trong chương trình đại học hướng đến việc khai mở nguồn thông tin mới, tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành để nắm được vấn đề cơ bản. Từ đó, học viên có nhiều trải nghiệm, kiến thức để định hình nghề nghiệp.

Việc phân loại trung bình – khá - giỏi không nói lên đúng mục tiêu đầu ra của đào tạo đại học. Hơn thế, với xu thế bài trừ "bệnh thành tích” thì việc phân loại và ghi trên bằng chỉ làm học viên trở nên gò bó trong tiêu chí phải đạt được.

Ngoài ra, bản chất của Bằng tốt nghiệp là thể hiện sự hoàn thành một chương trình học có nghiên cứu và mục tiêu cụ thể, khẳng định học viên có thể sẵn sàng đi tìm việc bên ngoài theo chuyên ngành đã học. Vì vậy, việc loại hình đào tạo, xếp loại được ghi trên bằng sẽ làm mất ý nghĩa tốt ưu của việc Tốt nghiệp, thay vào đó đẩy xu hướng thành kiến về bằng cấp và xếp loại học lực trở nên khó kiểm soát.



Theo Dân Trí

Các tin khác


Tri ân, tuyên dương 147 tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học

(HBĐT) - Ngày 2/10, Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục (XHHT&PCGD) huyện Yên Thủy đã tổ chức Lễ tri ân, tuyên dương, khen thưởng nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời.

Tôn vinh lòng hiếu học

(HBĐT) - Tháng 9/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2/10 hàng năm là "Ngày Khuyến học Việt Nam” với mục đích động viên các tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài. Trên địa bàn tỉnh ta, hơn 10 năm qua, các phong trào thi đua hưởng ứng Ngày Khuyến học Việt Nam đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp, góp phần thúc đẩy tinh thần hiếu học, nâng cao dân trí cho người dân.

Thẩm định sách giáo khoa: Cần căn cứ chuẩn tối thiểu chương trình mới

Trước nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc thẩm định sách giáo khoa, các chuyên gia cho rằng, việc kết luận sách đạt hay không đạt không thể căn cứ việc sách sửa ít hay nhiều, mới hay cũ, khó hay dễ, mà phải căn cứ vào chuẩn tối thiểu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chấn chỉnh cách ứng xử lệch chuẩn của học sinh 

(HBĐT) -   Hiện nay, tình trạng học sinh sử dụng bạo lực, nói tục, thiếu tôn trọng thầy, cô giáo, người lớn tuổi đang tồn tại ở một bộ phận học sinh. Đó là những hành vi lệch chuẩn phản ánh sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một số học sinh. Hiện tượng ứng xử lệch chuẩn không chỉ xảy ra đối với học sinh THPT, THCS, tiểu học mà ngay cả đối với học sinh mầm non. Chính vì vậy, toàn xã hội và ngành Giáo dục cần có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của từng trường học để chấn chỉnh kịp thời thực trạng này.

Trường TH&THCS Hang Kia B khánh thành thư viện thân thiện

(HBĐT) -   Ngày 26/9, Trường TH&THCS Hang Kia B (Mai Châu) tổ chức lễ khánh thành thư viện trường học thân thiện.

Đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2019 - 2020

(HBĐT) - Năm học 2018 - 2019, công tác BHYT đối với học sinh, sinh viên (HSSV) được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm tổ chức triển khai thực hiện và đạt kết quả cao, có trường đạt 100% học sinh tham gia BHYT. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều HSSV chưa tham gia BHYT bắt buộc theo quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục