(HBĐT) - Toàn huyện Kỳ Sơn có tổng số 312 phòng học, trong đó có 245 phòng kiên cố (chiếm 78,5%, thấp hơn 6% so với trung bình chung của toàn tỉnh). Cùng với đó là tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên khiến cho giáo dục của huyện gặp không ít khó khăn. Năm học 2019-2020, huyện Kỳ Sơn có 22 trường học, trong đó có 10 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, 9 trường TH&THCS, 1 trường PTDTBT TH&THCS. Toàn huyện có tổng số 312 lớp, 7.611 học sinh. Trong khi số trẻ bậc học mầm non giảm 199 cháu thì bậc TH&THCS tăng 4 lớp với 194 học sinh. Huyện mới có 13/22 trường đạt chuẩn quốc gia.


Từ năm 2016, trường PT DTBT TH&THCS xã Độc Lập (Kỳ Sơn) được thành lập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn. 

Đồng chí Lê Văn Công, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: Trước thực trạng cơ sở vật chất khó khăn hiện nay, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục đầu tư kinh phí cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị tại các nhà trường, đảm bảo đủ cơ sở vật chất phục vụ cho năm học. Hiện, toàn huyện còn 26 phòng học bán kiên cố, 15 phòng học tạm và 26 phòng học đang xây dựng. Trong năm học 2019 - 2020, toàn huyện sẽ có 14 công trình xây dựng, sửa chữa với tổng mức đầu tư hơn 22 tỷ đồng. Trong đó, xây mới 12 và cải tạo 7 nhà vệ sinh; xây mới 6 và cải tạo 12 phòng học; xây mới nhà hiệu bộ, nhà bảo vệ và các hạng mục phụ trợ khác của một số nhà trường. Ngoài ra, phòng cũng đầu tư hơn 6,8 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các nhà trường. Tập trung vào việc mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, phần mềm quản lý, chữ ký số và cổng thông tin điện tử, trang thiết bị dạy học mầm non, bàn ghế phục vụ công tác chuyên môn…

Cùng với việc cơ sở vật chất thiếu, yếu, cần đầu tư kinh phí lớn để xây dựng, sửa chữa thì ngành Giáo dục huyện Kỳ Sơn cũng đang gặp khó về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn huyện hiện có 744 đồng chí. Căn cứ theo quy mô trường, lớp học hiện nay, bậc học mầm non thiếu 96 nhân viên; bậc TH&THCS thiếu 9 giáo viên, 67 nhân viên, thừa 29 giáo viên. Số lượng nhân viên thiếu tập trung vào các vị trí như: kế toán, thư viện, thiết bị, y tế. Hiện nay, huyện phải bố trí giáo viên làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, kế toán làm nhiệm vụ 2 trường; ký hợp đồng ngắn hạn với cô nuôi và nhân viên phục vụ... Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như chất lượng công việc.

Để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, Phòng đã tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với các cấp học và trình độ đào tạo, có phương án phù hợp để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện điều động, luân chuyển 38 giáo viên, nhân viên.

Các nhà trường cũng đã tổ chức trao đổi, báo cáo với chính quyền địa phương về những thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục của nhà trường trong năm học. Qua đó, nhận được sự quan tâm, ủng hộ về vật chất, tinh thần, góp phần tăng cường cơ sở vật chất của các đơn vị, kịp thời động viên học sinh nhân dịp khai giảng năm học. Phòng GD&ĐT thường xuyên tổ chức kiểm tra các đơn vị trường học để nắm bắt tình hình nhà trường, kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ nhiệm vụ dạy và học.

Dương Liễu

Các tin khác


Trao giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka

Ngày 24/11, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cùng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tổng kết, trao giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 21, năm 2019.

165 giáo viên dạy giỏi mầm non cấp huyện

(HBĐT) - Ngày 22/11, Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi đã tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non cấp huyện năm học 2019-2020.

Tuyên truyền phòng- chống tệ nạn xã hội trong học đường cho trên 700 học sinh

(HBĐT) - Sáng 22/11, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hòa Bình, Công an thành phố Hòa Bình phối hợp tổ chức hội nghị tuyên truyền phòng- chống tệ nạn xã hội trong học đường năm 2019. Hơn 700 học sinh, sinh viên nhà trường tham gia buổi tuyên truyền.

Nâng cao chất lượng phong trào học tập suốt đời

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm, Hội Khuyến học huyện đã hướng dẫn cơ sở không chỉ tập trung bề rộng mà phải quan tâm chiều sâu, chú trọng chất lượng các mô hình học tập, phối hợp với ngành Giáo dục củng cố, nâng cao chất lượng của Trung tâm Học tập cộng đồng (HTCĐ), công tác dạy nghề cho người lao động. Đó là những điểm đổi mới huyện Lạc Sơn tập trung triển khai nhằm nâng cao chất lượng phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.

Hiệu quả việc hỗ trợ chuyên môn cho các trường vùng cao, vùng khó khăn

(HBĐT) -Đội ngũ giáo viên (GV) cốt cán trực tiếp về "nằm vùng” giảng dạy tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn hoặc tổ chức tập huấn theo cụm trên nền học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn cho các trường vùng khó khăn… là cách làm mới ngành GD&ĐT tỉnh triển khai được đánh giá mang lại hiệu quả rất thiết thực.


Trường PT DTNT THPT tỉnh: Quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh

(HBĐT) -Hơn 14 năm qua, khởi động cho 1 tuần học mới đối với hơn 700 học sinh (HS) trường PT DTNT THPT tỉnh không phải là tiết chào cờ nghiêm trang mà là "30 phút vàng” đầy hào hứng, sôi nổi. Bằng hình thức thể hiện sinh động, hấp dẫn, hoạt động ngoại khóa "30 phút vàng” đã chuyển tải được những thông tin cần biết, thông điệp có tính giáo dục cao đến HS nhà trường theo cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu nhất. Đây là một trong những hoạt động nổi bật mà trường PT DTNT THPT tỉnh đã triển khai hiệu quả để giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS.


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục