(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 185/KH-UBND thực hiện Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) giai đoạn 2018 - 2025” nhằm nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CB, CC, VC làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cho CB, CC, VC tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS.
Mục tiêu đến năm 2020, có 100% CB, CC thuộc nhóm đối tượng 1 của tỉnh được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc. Tối thiểu 25% CB, CC, VC thuộc các nhóm đối tượng 2, 3, 4 của tỉnh được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc. Tối thiểu 20% CB, CC, VC thuộc nhóm đối tượng 3, 4 của cấp huyện, xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS được bồi dưỡng tiếng DTTS.
Đến năm 2025, 100% CB, CC thuộc nhóm đối tượng 1 của tỉnh được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc. Tối thiểu 80% CB, CC, VC thuộc nhóm đối tượng 2, 3, 4 của tỉnh được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc. Tối thiểu 80% CB, CC, VC thuộc nhóm đối tượng 3, 4 cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS được bồi dưỡng tiếng DTTS.
Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với nhóm đối tượng 1 được thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị; kiến thức QP-AN, QLNN; học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng... Nhóm đối tượng 2, chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 3 ngày/năm và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu. Nhóm đối tượng 3, 4 được bồi dưỡng kiến thức tập trung 5 ngày/năm, gồm 6 chuyên đề giảng dạy và các chuyên đề tham khảo.
Tiếng DTTS tổ chức cho nhóm đối tượng 3, 4 ở cấp huyện, xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
Theo Kế hoạch, giai đoạn 2018 - 2020 bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng DTTS cho 1.105 CB, CC, VC; giai đoạn 2021 - 2025 bồi dưỡng cho 2.845 CB, CC, VC thuộc các nhóm đối tượng.
H.N (TH)
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.
(HBĐT) - UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 27/11/2019 về việc thi hành kỷ luật ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Toàn huyện Kỳ Sơn có tổng số 312 phòng học, trong đó có 245 phòng kiên cố (chiếm 78,5%, thấp hơn 6% so với trung bình chung của toàn tỉnh). Cùng với đó là tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên khiến cho giáo dục của huyện gặp không ít khó khăn. Năm học 2019-2020, huyện Kỳ Sơn có 22 trường học, trong đó có 10 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, 9 trường TH&THCS, 1 trường PTDTBT TH&THCS. Toàn huyện có tổng số 312 lớp, 7.611 học sinh. Trong khi số trẻ bậc học mầm non giảm 199 cháu thì bậc TH&THCS tăng 4 lớp với 194 học sinh. Huyện mới có 13/22 trường đạt chuẩn quốc gia.
(HBĐT) - Ngày 26/11, Phòng GD&ĐT huyện Cao Phong đã tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh THCS năm học 2019 - 2020. Cuộc thi nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường THCS, tạo cơ hội cho các em tiếp cận và làm chủ khoa học, công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Sáng 26-11, tại lễ ra mắt Trường đại học và Quỹ đổi mới sáng tạo Phenikaa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, tăng hạng đổi mới sáng tạo bắt nguồn từ giáo dục đại học.