Trong hai ngày 7-8/12, Ban liên lạc Học sinh miền Nam trên đất Bắc sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc.


Tại cuộc họp báo sáng 2/12, tại Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Lê Du Phong, Trưởng Ban tổ chức chương trình kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954-2019) và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện di chúc của Bác Hồ (1969-2919), cho biết: Trong hai ngày 7-8/12, Ban liên lạc Học sinh miền Nam trên đất Bắc sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỷ niệm sự kiện đáng ghi nhớ này. 

 Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Lê Du Phong, các hoạt động kỷ niệm 65 năm Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc nhằm tiếp tục khẳng định sự đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đối với việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng lại miền Nam khi nước nhà được hòa bình, thống nhất. Đồng thời, sự kiện này tiếp tục khẳng định sự đúng đắn của các nguyên lý giáo dục và phương châm giáo dục mà Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã áp dụng ở các Trường Học sinh miền Nam.

Mô hình này cũng khẳng định công lao to lớn của đồng bào miền Bắc và các thầy, cô giáo đối với việc đùm bọc, chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ các thế hệ học sinh miền Nam trên đất Bắc. Nhờ đó, các học sinh miền Nam đã trưởng thành và có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong 50 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ.

Mô hình Trường Học sinh miền Nam trên đắt Bắc tồn tại trong giai đoạn lịch sử quan trọng từ năm 1954 đến năm 1975. Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã thành lập 28 Trường Học sinh miền Nam ở các loại hình: mẫu giáo, cấp I, cấp II, III và bổ túc văn hóa để đón con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam ra Bắc nuôi dưỡng, học tập, với tổng số trên 32 nghìn người. Mặc dù miền Bắc ở thời điểm đó gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng, Chính phủ và nhân dân miền Bắc vẫn dành cho học sinh miền Nam những điều kiện tốt nhất về ăn, ở, học tập. Nhiều học sinh miền Nam đã trở thành những cán bộ lãnh đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang; trở thành các nhà khoa học đầu ngành, doanh nghiệp, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ… Hiện tại, nhiều học sinh miền Nam vẫn đang đảm nhận những trọng trách rất quan trọng như: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tưởng Thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình…

Chương trình kỷ niệm 65 năm Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc sẽ gồm nhiều hoạt động như: các đoàn học sinh miền Nam về thăm, giao lưu với các địa phương nơi trường đặt địa điểm trước đây (12 tỉnh, thành phố); gặp gỡ, tri ân các thầy cô giáo đã chăm sóc, dạy dỗ học sinh miền Nam…

Cuộc mít tinh kỷ niệm sẽ được tổ chức vào sáng 8/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, với sự tham dự của một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các thầy, cô và học sinh miền Nam ở mọi miền đất nước.

 

                                              Theo TTXVN

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục