(HBĐT) - "Phải: Học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi” - lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/8/1962 khi Bác về thăm đã trở thành kim chỉ nam giúp thầy và trò trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình, nay là trường PT DTNT THPT tỉnh không ngừng nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp trồng người.


Các thế hệ giáo viên, học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh phát huy tốt truyền thống dạy và học, khẳng định đơn vị dẫn đầu của tỉnh trong đào tạo con em dân tộc thiểu số. 

Ngày 1/4/1958, mô hình trường vừa học, vừa làm mang tên "Trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình” do Tỉnh Đoàn Hòa Bình đề xuất đã được thành lập theo quyết định của Tỉnh ủy Hòa Bình giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra cam go, quyết liệt ở miền Nam, quân và dân miền Bắc đang bắt tay vào xây dựng CNXH. Ngày 17/8/1962, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình và cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường vinh dự, tự hào được đón Bác Hồ về thăm. Ngày 7/11/1991, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định cho phép nhà trường đổi tên thành trường PT DTNT tỉnh, nằm trong hệ thống trường PT DTNT toàn quốc và tên gọi chính thức hiện nay là trường PT DTNT THPT tỉnh. 

Những năm qua, nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, nhất là trong công tác dạy và học; quy mô lớp học, số lượng học sinh ngày càng tăng. Hiện, nhà trường duy trì 22 lớp với 728 học sinh, trong đó có 13 lớp chất lượng cao các môn Văn, Toán, tiếng Anh và 9 lớp phổ thông. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường với 87 đồng chí được đào tạo, bồi dưỡng có trình độ đạt chuẩn và vượt chuẩn, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, chăm lo đời sống cho học sinh. Đến nay, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn; 32,07% giáo viên trình độ thạc sỹ; 84,9% giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được đầu tư nâng cấp, xây mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên, học sinh trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu, vui chơi. Nhà trường có 30 phòng học, gồm 24 phòng lớp học, 6 phòng học bộ môn. Ngoài ra, có 2 thư viện (1 thư viện sách, 1 thư viện điện tử) với 22 máy tính kết nối internet, giúp học sinh thuận lợi trong tra cứu tài liệu học tập; 1 nhà đa chức năng cùng nhiều sân chơi thể thao. 

Nhà trường luôn khẳng định là đơn vị dẫn đầu về đào tạo con em dân tộc thiểu số trong tỉnh. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, nhà trường có 99,56% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT (cao hơn tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cả nước 4,96% và của tỉnh 13,08%); có 96,92% học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Học kỳ 1, năm học 2019-2020, nhà trường có 92,86% học sinh đạt học lực khá, giỏi; 99,87% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt. Với đặc thù học sinh ở nội trú nên nhà trường thường xuyên tạo các sân chơi ngoại khóa lành mạnh, bổ ích nhằm nâng cao kỹ năng sống, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Nhà trường luôn nằm trong tốp đầu các trường THPT toàn tỉnh và hệ thống các trường DTNT toàn quốc. 

Đồng chí Quách Đình Hải, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống học chữ, rèn người theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Không ngừng nâng cao trình độ của giáo viên và khả năng trau dồi kiến thức, chất lượng học tập của học sinh. Từng bước trở thành địa chỉ giáo dục chất lượng cao của tỉnh, đào tạo nguồn cán bộ, người tài là con em dân tộc thiểu số cho tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung”.


Thanh Sơn

Các tin khác


Du học sinh gói bánh chưng đón Tết Việt ở Nhật Bản

Cùng nhau gói bánh chưng cho bữa tiệc tất niên dường như trở thành một trong những hoạt động gần như không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc đối với nhiều bạn trẻ Việt đang sinh sống, làm việc tại xứ sở Phù tang. Mặc dù để làm ra được một chiếc bánh chưng thành phẩm không hề đơn giản, nhưng đây là một trải nghiệm thú vị, luôn được mọi người háo hức mong chờ, bởi nó khiến những người con đang ở nơi xa cảm nhận được thật gần hương vị Tết quê nhà.

Công bố Dự thảo Quy chế tuyển sinh Đại học năm 2020

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến.

Xuân mới ở những ngôi trường vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Cùng đồng chí cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc, chúng tôi có chuyến công tác lên các trường vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện trong những ngày cuối năm để kiểm tra việc sơ kết học kỳ I, chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết Âm lịch. Ở huyện vùng cao này, mùa xuân dường như đã đến sớm... 

Tuyên dương 127 giáo viên mầm non tiêu biểu

Ngày 16-1-2020, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh những tấm gương điển hình trong giáo dục mầm non. 127 giáo viên mầm non tiêu biểu, đại diện cho hơn 400.000 giáo viên mầm non đang công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước đã tham dự sự kiện này.

Đưa bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống

(HBĐT) - Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, tháng 10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Từ đây, việc dạy và học chữ Mường được các cấp, ngành hữu quan và đông đảo người dân quan tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục