(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 2, huyện Lương Sơn có 95% người khuyến tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục, vượt 35% so với yêu cầu của Nghị định số 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC). Đây là một trong những minh chứng rõ nét cho nỗ lực của huyện trong thực hiện công tác PCGD, XMC. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác PCGD, XMC trên địa bàn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các bậc học.
100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện Lương Sơn được huy động ra lớp. Ảnh: Trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mầm non Cửu Long (thị trấn Lương Sơn) tập vẽ.
Năm học 2019 - 2020, huyện Lương Sơn huy động 2.150/2.150 trẻ em 5 tuổi ra lớp, đạt 100% (giữ vững so với năm 2018 và vượt 5% so với yêu cầu của Nghị định 20/2014/NĐ-CP). Số trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Toàn huyện có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi. Huyện đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi. Ở bậc tiểu học, 100% trẻ 6 tuổi được huy động vào lớp 1, học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học chiếm 99,3%. Toàn huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Về phổ cập giáo dục THCS, số thanh thiếu niên từ 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt 97,7% (tăng 0,7% so với năm 2018). Hiện nay, toàn huyện có 100% xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3. Về công tác XMC, huyện đạt chuẩn XMC mức độ 2. Lương Sơn hiện là một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về công tác PCGD, XMC.
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng GD&ĐT huyện khẳng định: Mục tiêu được huyện đặt ra là duy trì và nâng cao chất lượng công tác PCGD, XMC. Để làm được điều đó, huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCGD, XMC, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Giáo dục với các ngành, tổ chức có liên quan trong công tác PCGD, XMC. Các đơn vị tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo công tác PCGD, XMC. Đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác PCGD, XMC, công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào toàn dân chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT nói chung, trong đó có công tác PCGD, XMC. Huyện cũng sẽ củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường TH&THCS, nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm GDNN - GDTX huyện, Trung tâm Học tập cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi người trong độ tuổi được tham gia học tập.
Ngoài ra, Phòng GD&ĐT tích cực tham mưu, đề xuất để tăng cường cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu phục vụ cho hoạt động của các Trung tâm Học tập cộng đồng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp tham gia công tác PCGD, XMC thông qua các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, tập trung chỉ đạo với những đơn vị có tỷ lệ đạt chuẩn PCGD chưa cao so với kế hoạch chung. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt quản lý PCGD bằng phần mềm quản lý của Bộ GD&ĐT.
Phòng GD&ĐT cũng đã chủ động tham mưu xây dựng và bảo vệ biên chế hàng năm; ưu tiên sắp xếp, bố trí đủ giáo viên cho lớp mẫu giáo 5 tuổi. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp. Sắp xếp hợp lý, ưu tiên giáo viên có trình độ trên chuẩn dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc công tác bồi dưỡng thường xuyên hàng năm nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Tích cực huy động cộng đồng tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN. Quan tâm thực hiện tốt chương trình GDMN học 2 buổi/ngày ở 100% các nhóm/lớp, đặc biệt ở các lớp mẫu giáo ghép. Chú trọng việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số.
Dương Liễu
Sáng 14/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do dịch COVID-19 (nCoV) gây ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh khi đi học trở lại.
Đến tối 13-2, theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, đã có 17 tỉnh, thành phố trong cả nước quyết định cho học sinh bắt đầu đi học trở lại từ đầu tuần tới, ngày 17-2, sau thời gian hai tuần nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19 (tên gọi trước đây là nCoV).
(HBĐT) - Chiều ngày 13/2, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có cuộc làm việc với Sở GD&ĐT về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2020 và những kiến nghị, đề xuất. Dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Chiều 13/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương không có dịch có thể cho học sinh đi học trở lại sau khi đã tiêu độc, khử trùng.
(HBĐT) - Ngày 12/2, Sở GD&ĐT đã có công văn số 206 về việc "chuẩn bị các điều kiện khi học sinh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ học đề phòng chống dịch bệnh nCoV”. Theo đó, học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn tỉnh dự kiến sẽ bắt đầu trở lại trường từ ngày 17/2. Các nhà trường đã có sự chuẩn bị như thế nào cho việc đón học sinh quay trở lại học tập để có thể đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh nCoV (nay gọi là Covid-19)? Đó là vấn đề mà xã hội, các bậc phụ huynh đang quan tâm nhất hiện nay.
26 học sinh Trường THPT Võ Thị Sáu (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng lớp với nữ sinh trước đó có kết quả dương tính với nCoV, đã được cách ly để các bác sĩ theo dõi sức khỏe hàng ngày.