Việc ba trường đại học của Việt Nam được xếp hạng ghi nhận những nỗ lực của hệ thống giáo dục đại học trong nước, mặc dù Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có nền kinh tế cận biên.



Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học thuộc các nền kinh tế mới nổi (Emerging Economies) năm 2020. theo đó, lần đầu tiên Việt Nam có ba trường đại học nằm trong bảng xếp hạng này gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng thứ nhất ở Việt Nam và đứng thứ 201-250 của bảng xếp hạng này. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đứng thứ 251-300 và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 401-500.

Bảng xếp hạng uy tín của THE được công bố hàng năm, đánh giá các trường đại học từ các nước có nền kinh tế mới nổi, được FTSE phân mục thành "nền kinh tế mới nổi loại 1,” "nền kinh tế mới nổi loại 2” và "nền kinh tế cận biên”. Bảng xếp hạng năm 2020 có 533 trường của 47 quốc gia tại bốn châu lục ( năm 2019 có 442 trường từ 43 quốc gia).

Bảng xếp hạng này sử dụng các chỉ số tương tự như Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới của Times Higher Education, tập trung chủ yếu vào các khía cạnh về giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức và hình ảnh quốc tế. Tuy nhiên, những tiêu chí này được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu ưu tiên phát triển của các trường đại học thuộc các nền kinh tế mới nổi.

Việc ba trường đại học của Việt Nam được xếp hạng ghi nhận những nỗ lực của hệ thống giáo dục đại học trong nước, mặc dù Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có nền kinh tế cận biên (theo đánh giá của FTSE). Trước đây, chưa có trường đại học nào của Việt Nam từng lọt vào bảng xếp hạng này.

Kết quả này là sự tiếp nối những thành công về thứ hạng của các trường đại học Việt Nam được công bố trong năm vừa qua. Mới đây, Trung tâm Xếp hạng Đại học Thế giới (CWUR) cũng đã công bố các trường đại học được xếp hạng trong năm học 2019-2020 (2.000 trường). Trong đó, bốn trường đại học của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng này bao gồm Đại học Quốc gia Hà Nội (đứng vị trí 1.510), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 1.585), Đại học Duy Tân - Đà Nẵng (vị trí 1.854) và Đại học Tôn Đức Thắng – Thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 1.978). Bảng xếp hạng của CWUR đánh giá theo bốn tiêu chí: chất lượng giáo dục (25%), việc làm của cựu sinh viên (25%), chất lượng đội ngũ (10%) và thành quả nghiên cứu (40%)./.


                                Theo Vietnamplus

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục