Chiều 31-3, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của học sinh - Ảnh: TTO
Nội dung giảm tải tập trung các lớp cuối cấp của mỗi bậc học, đặc biệt ở trung học.
Việc cắt giảm theo nguyên tắc yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, chỉ tinh giản nội dung nâng cao, trùng lặp giữa các môn học. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng.
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT với bậc trung học, các môn thực hiện theo chương trình nâng cao, các trường chủ động điều chỉnh nội dung dạy học tương ứng, phù hợp với đặc thù môn học. Đối với các môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, các trường chủ động điều chỉnh nội dung, hình thức phù hợp thực tiễn.
Bộ GD-ĐT quy định các trường không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản và các nội dung được ghi chú "không dạy", "không làm", "không thực hiện".
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tiếp tục thực hiện công văn 4612 về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
TheoTuoitre
Trước tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, tính đến sáng 28/3, 63 tỉnh, thành trên cả nước cho toàn bộ học sinh nghỉ học, có những nhiều nơi chưa xác định ngày học sinh trở lại trường.
(HBĐT) - Để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, học sinh trên địa bàn toàn tỉnh đã được nghỉ học từ ngày 3/2 đến nay. Thời gian nghỉ học kéo dài, lại đang là giữa năm học nên đã ảnh hưởng nhiều đến việc học của học sinh cũng như sinh hoạt của các gia đình. Chủ động ứng phó với việc nghỉ học kéo dài, trường tiểu học Dạ Hợp, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã có những cách làm hay, sáng tạo để duy trì nền nếp học tập, cũng như hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học tại nhà.
Sáng nay 25-3, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 sở GD-ĐT để bàn giảm tải chương trình cho học sinh do ảnh hưởng COVID-19.
Ngày 25/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại 64 điểm cầu trên cả nước, với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các vụ, cục trực thuộc Bộ, cùng Sở Giáo dục và Đào tạo 63 tỉnh, thành phố.
Trong những ngày qua, trong khi nhiều lưu học sinh ở các nước châu Âu, châu Mỹ quay trở về Việt Nam để tránh đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ, các lưu học sinh Việt Nam ở Nga mặc dù lo lắng, nhưng vẫn quyết tâm vượt qua khó khăn, tiếp tục ở lại học tập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi văn bản tới các đại học, trường đại học, học viện, các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.