(HBĐT) - Từ lâu, bạo lực học đường (BLHĐ) được xem là vấn nạn nhức nhối trong nhà trường. Trong những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm chấm dứt vấn nạn này. Tuy nhiên, BLHĐ vẫn tồn tại, với những vụ việc tính chất phức tạp.



Huyện Kim Bôi tổ chức phiên tòa giả định nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em, đồng thời nâng cao ý thức, nhận thức pháp luật cho học sinh.

Hậu quả nặng nề

Mới đây, tại một trường THCS trên địa bàn TP Hòa Bình xảy ra vụ nam sinh lớp 8 cầm dao chém bạn liên tục nhiều nhát. Nguyên nhân của vụ việc được xem là bắt nguồn từ chuyện yêu đương của tuổi học trò. Trước đó không lâu, ngay giờ ra chơi chuyển tiết, tại một trường THCS trên địa bàn thành phố cũng đã xảy ra vụ một nhóm học sinh nữ chửi nhau tập thể. Câu chuyện bắt đầu từ 2 cá nhân rồi cả nhóm ùa vào chửi nhau, gây gổ.

Những vụ việc không chỉ khiến học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh mà cả xã hội bàng hoàng bởi sự nghiêm trọng, bởi nguyên nhân của vụ việc và còn bởi quá trình diễn ra sự việc nằm ngoài tầm suy nghĩ của các bậc làm cha, làm mẹ. Những nguyên nhân dẫn đến gây gổ trong học sinh cũng rất vô vàn, tuy nhiên, không thiếu màu sắc của sự bắt nạt, áp đảo của kẻ mạnh, cho phép mình hành xử một cách vô lý như nhìn ghét thì đánh, học giỏi thích thể hiện bị đánh... Những vụ gây lộn, đánh nhau trong học sinh nữ phức tạp không kém gì học sinh nam. Điều đáng báo động là, khi mâu thuẫn, xích mích giữa 2 cá nhân xảy ra, thay vì can ngăn, các em lại cổ xúy và cùng tham gia để... khẳng định độ "chịu chơi" của bản thân.

Nguy hiểm hơn, BLHĐ thường diễn ra theo mô típ một nhóm bắt nạt một người, không chỉ đánh nhau, các em còn sẵn sàng quay lại những pha đánh đấm, xỉ nhục tung lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự, thỏa mãn tính hiếu thắng, lôi kéo bạn bè vào xem, bình luận như đó là một trò vui, một thành tích. Chính vì vậy, những vụ BLHĐ để lại hậu quả rất nặng nề. Những nạn nhân của BLHĐ không chỉ phải chịu tổn thương về thể xác, mà quan trọng hơn cả là những di chứng về mặt tinh thần.

Cần sự phối hợp quản lý, giáo dục giữa gia đình và nhà trường

Có rất nhiều nguyên nhân khiến BLHĐ tiếp tục gia tăng và khó kiểm soát. Theo cô giáo Phan Thị Lựu, trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình): Vấn đề này xuất phát từ tâm lý của tuổi mới lớn. Ở tuổi này, hầu hết các em đều thích thể hiện, muốn khẳng định "cái tôi" nên dễ bị kích động, lôi kéo, tham gia vào những vụ việc mang tính chất tập thể. Trong khi đó, không phải phụ huynh nào cũng nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của con để có cách giáo dục, hoặc quản lý con cho phù hợp, nhà trường chỉ quản lý được các em giờ lên lớp, thực tế những vụ việc đánh nhau, gây gổ của các em phần nhiều diễn ra sau giờ học, hoặc phạm vi ngoài nhà trường.

Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng thẳng thắn thừa nhận, việc đưa vào giảng dạy các môn học liên quan đến tâm sinh lý, hay những chính sách, pháp luật cho học sinh, mặc dù đã được thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Thậm chí ở nhiều nơi còn thực hiện theo kiểu hình thức, chạy theo phong trào, chưa hoàn toàn chú tâm đến chất lượng. Các bậc làm cha làm mẹ cũng chưa thực sự dành nhiều thời gian cho con em mình, phó mặc giáo dục con em cho nhà trường...

Theo đồng chí Trần Mạnh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) khi lý giải về tình trạng tội phạm trong thanh thiếu niên, trong đó có cả những học sinh cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng không thể không nhắc đến sự tác động của công nghệ thông tin, khi mà internet, mạng xã hội lên ngôi. Mỗi ngày, được tiếp xúc với phim ảnh, những trò chơi mang tính bạo lực, khiến các em nảy sinh tâm lý thích thú, tò mò và muốn làm theo. Vì thế, khi xảy ra mâu thuẫn nhỏ với bạn bè, ngay lập tức các em sẽ biến những thứ mà bản thân mình tiếp nhận từ thế giới công nghệ, thành những hành động ngoài đời một cách rất bản năng, không hề có sự kiểm soát.

Chính vì vậy, để ngăn chặn BLHĐ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường trong việc quản lý, giáo dục con em, học sinh. Đặc biệt vai trò của gia đình hết sức quan trọng và cần thiết, bởi gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là nền tảng tác động đến tâm sinh lý các em. Cùng với đó, các trường học cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh. Nhất là các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi sỉ nhục, gây gổ, cố ý gây thương tích bằng các hình thức lồng ghép vào môn Giáo dục công dân, hoặc tổ chức các buổi học ngoại khóa gắn với hoạt động trải nghiệm, tư vấn tâm lý học đường.


Phương Linh

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục