Mỗi khoảng sân vườn, hành lang, góc lớp dù hẹp đến bao nhiêu, các cô giáo mầm non, tiểu học tại Ðà Nẵng vẫn nỗ lực cải tạo để có thể biến thành những không gian xanh tràn đầy ánh sáng. Ở đó, học sinh được hòa mình vào với thiên nhiên, các hoạt động học tập, vui chơi đạt hiệu quả hơn.

Học sinh Trường mầm non Ngọc Lan, quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng với giờ học trải nghiệm dưới sân trường.

Học sinh Trường mầm non Ngọc Lan, quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng với giờ học trải nghiệm dưới sân trường.

Ðể có được không gian xanh mát dành cho học sinh như hôm nay, thầy, cô giáo Trường tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng) phải bắt đầu từ số 0. Ðược trải nghiệm khuôn viên trường ngập tràn cây xanh, với thư viện đọc sách ngoài sân trường sạch đẹp, cùng với nhiều bức minh họa lên tường, chúng tôi như lạc vào một thế giới cổ tích của sắc màu tuổi thơ và nhận ra sự hứng thú của mỗi học sinh, bắt đầu bằng việc đọc sách và vui đùa, chia sẻ.

Không gian mở, thân thiện

Mô hình "Trường học hạnh phúc” được bắt đầu xây dựng tại Trường tiểu học Núi Thành từ năm học 2018-2019 và đến nay đã được nhân rộng tại các trường ở thành phố Ðà Nẵng và nhiều tỉnh, thành phố. Ðể mở rộng, hoàn thiện không gian xanh trên khu vực đất trống của sân trường, trường tiếp tục xây dựng mô hình "Thư viện hạnh phúc” với mục đích xây dựng một không gian mở, thân thiện để ai cũng có thể đọc sách.

Thầy giáo Trương Hoàng Thanh, giáo viên Mỹ thuật của trường lên ý tưởng tổng thể cho "Thư viện hạnh phúc”. Những bức tường bao quanh thư viện được thầy Thanh vẽ trang trí theo các chủ điểm như trò chơi dân gian, động vật biển, hoa lá… Những học sinh khéo tay được chọn để vẽ tranh tường cùng thầy.

Ngoài không gian đọc sách, thư viện được đặt thêm một số đồ chơi cũng được làm từ các sản phẩm tái chế. Chú lật đật, lọ hoa để bàn được làm từ lốp xe. Ván gỗ, lốp xe tái chế trở thành những chú ngựa để học sinh vừa ngồi chơi, vừa đọc sách. Chị Vũ Thị Thanh Nga, nhân viên thư viện Trường tiểu học Núi Thành cho biết, nhà trường luôn khích lệ các em tham gia vào hoạt động của thư viện như tổ cộng tác viên, tiết đọc tại thư viện.

Tận dụng diện tích để tạo thêm không gian xanh, phục vụ việc dạy, học và trải nghiệm cho học sinh, là cách mà nhiều trường học tại Ðà Nẵng đang xây dựng, với ước muốn bé nhỏ là mỗi giờ học của các em sẽ là một giờ học hạnh phúc.

Các em lớp 1, 2 chủ yếu đọc sách tranh nhiều hơn chữ, nhưng các em lớp 4, 5 thì sẽ liên tục hỏi về nội dung, mong muốn cô giải thích những đoạn văn các em chưa hiểu. Từ khi có "Thư viện hạnh phúc”, giờ ra chơi, các em rất thích xuống đây đọc sách, xem tranh.

Cô giáo Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng Trường tiểu học Núi Thành chia sẻ: Chúng tôi xây dựng "Thư viện hạnh phúc” với một mong muốn là từng ngày, thầy trò được đón nhận sự an nhiên, hạnh phúc. Chúng tôi mong rằng "Thư viện hạnh phúc” sẽ lan tỏa được vẻ đẹp của văn hóa, tri thức. Với các em học sinh tiểu học, ngoài việc học tập theo chương trình, chúng tôi muốn hướng các em đến với môi trường đọc sách và hình thành kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm. Ðiều hạnh phúc nhất là mô hình này đã có sự lan tỏa, với rất nhiều sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức để thư viện ngày càng có số lượng sách phong phú hơn.

Tại Trường tiểu học Lê Văn Hiến (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Ðà Nẵng), nhiều năm qua, học sinh được hòa mình vào không gian xanh, trải nghiệm văn hóa đọc với mô hình "Cà-phê sách” trong khu vườn tuổi thơ của trường. Ðây cũng là một trong số trường tiểu học kết nối và xây dựng sớm thư viện đọc sách sân trường để từ trang sách các em sẽ phát huy những tố chất của bản thân, hiểu hơn về thế giới chung quanh. Từ không gian này mà các Trường như tiểu học Núi Thành, Lê Văn Hiến chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch đọc sách theo chủ đề, tổ chức nhiều hoạt động gắn liền với kỹ năng đọc sách và tìm hiểu sách cho học sinh.

Không gian xanh ngập nắng

Chúng tôi đến thăm Trường mầm non Ngọc Lan (quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng) vào một ngày đầu Xuân, khi những vạt hoa, các bồn cây cảnh đang ra lộc non và hoa. Khoảng sân trường chật hẹp trước đây được cải tạo thành không gian chơi chung của hàng trăm đứa trẻ. Sân trường ngợp một không gian đẹp như cổ tích với mầu xanh mát mắt và ngập tràn ánh sáng. Cô giáo Phạm Thị Hoài Sương, giáo viên lớp mẫu giáo lớn 2, đang tổ chức cho học sinh chơi trò nướng khoai lang và hát ca khúc về cây trái. Sau giờ nướng khoai, học sinh cùng hít hà vị khoai nướng thơm lừng và thưởng thức thành quả lao động. Cô Thu Sương chia sẻ, khi có được không gian xanh này, các lớp thay phiên nhau học trải nghiệm, vui chơi, xem phim hoạt hình, tập văn nghệ...

Với diện tích nhỏ nằm ngay tại trung tâm thành phố, sân Trường Ngọc Lan rất ít khu vực vui chơi cho trẻ. Sau hai năm dịch Covid-19, trường xuống cấp, các bồn trồng hoa bỏ hoang, đồ chơi hư hỏng... Từ năm học 2021-2022, trường đã trưng cầu ý kiến Tổ tư vấn chuyên môn, tham mưu lãnh đạo, phối hợp với các phụ huynh làm kiến trúc sư, thợ xây, thợ mộc, thợ sơn... để cùng đóng góp ý kiến, rà soát quy hoạch lại các khu vực hành lang lớp học, sân trường. Bồn hoa được thay bằng các bồn di động tận dụng từ các nguyên vật liệu hư hỏng do phụ huynh đóng góp và giúp cô trang trí tạo nên những bồn cây ngộ nghĩnh. Các cô giáo đã bày biện khu vực vui chơi và tạo cảm hứng học tập cho trẻ như khu vực "Vào bếp cùng bé”; Khu chơi "Gara xe Con Nít”, "Trạm xe buýt”, Khu vực Spa đặc biệt dành cho trẻ, Góc thư viện ngoài trời, góc sáng tạo...

Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Quốc Thư Trâm, Hiệu trưởng Trường mầm non Ngọc Lan cho biết: "Ðể tạo không gian xanh, trường chú trọng thiết kế các khu vực chơi luôn có tính mở về diện tích và ánh sáng. Chúng tôi phá bỏ sự cầu kỳ, rườm rà trong trang trí. Giản đơn về mầu sắc sẽ làm dịu mát không gian, thay những bức tường bê-tông bằng một số tường gương kính, nhiều cửa sổ nhìn ra bên ngoài sẽ giúp không gian bên trong và bên ngoài lớp học hòa quyện, giúp cho học sinh cảm thấy gần hơn với thiên nhiên”...

Tận dụng diện tích để tạo thêm không gian xanh, phục vụ việc dạy, học và trải nghiệm cho học sinh, là cách mà nhiều trường học tại Ðà Nẵng đang xây dựng, với ước muốn bé nhỏ là mỗi giờ học của các em sẽ là một giờ học hạnh phúc.an


Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục