Nghị quyết 29-NQ/TW yêu cầu ngân sách cho giáo dục tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên thực tế triển khai chưa đạt được điều này.
Đây là thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong Hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 4.11.2013) của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT sáng 14/12/2023.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trình bày dự thảo Báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm triển khai Nghị quyết 29.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết, một trong những thành tựu nổi bật mà ngành GD-ĐT đạt được trong 10 năm qua là hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức GD-ĐT; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân; cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng nêu vấn đề: Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chưa bảo đảm tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước, theo yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW.
Nhìn vào bảng tỷ lệ % chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo có thể thấy, mức chi cao nhất là 19,1% năm 2019. Các năm còn lại dao động từ 15,7% đến hơn 18%.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD-ĐT, nhất là trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp, chưa có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả chưa cao. Chưa thu hút được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục".
Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo từ 2013-2023. Nguồn Bộ GD&ĐT.
Theo ông Phúc, việc thể chế hóa Nghị quyết 29 còn chậm, thiếu tính đồng bộ và liên thông giữa các chính sách liên quan với các chính sách mới về GD-ĐT; thiếu các cơ chế, chính sách ưu tiên cho GD-ĐT, chưa thể hiện được quan điểm GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GD-ĐT còn hạn chế; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chưa được tham gia nhiều trong việc thẩm định, phân bổ kinh phí và tuyển dụng viên chức, bổ nhiệm viên chức quản lý trong lĩnh vực GD-ĐT; việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở GD-ĐT còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Phúc mong muốn, Ban Cán sự Đảng Bộ GD-ĐT đề xuất Bộ Chính trị ban hành kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết này.
Trong đó tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đề ra trong nghị quyết, đặc biệt là thực hiện đúng quan điểm coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu. Đảm bảo ngân sách nhà nước chi cho GD-ĐT tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập, miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực giáo dục. Tập trung đầu tư cho giáo dục đại học để tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học đạt tỷ trọng trên GDP bằng mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực.
Theo VTV.VN
Mặc dù điều kiện KT-XH và đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người dưới mức trung bình chung của tỉnh, nhưng huyện Lạc Sơn đã có nhiều cố gắng trong đầu tư cho giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đồng thời, huyện triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về "Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Đồng chí Dương Hải Long, Hiệu trưởng trường THCS Kim Đồng, huyện Tân Lạc cho biết: Những năm qua, trường thực hiện nhiều giải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và được kết quả quan trọng. Năm học 2022 – 2023, trường đứng thứ hai trong bảng xếp hạng về điểm trung bình thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
Giáo viên phải đối mặt với áp lực từ học sinh, phụ huynh và xã hội. Khi xảy ra một vụ việc, dù chưa được làm rõ nguyên nhân thì họ có thể đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngày 11/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo khai mạc chương trình tập huấn chuyên môn về khảo thí cho các cán bộ, giảng viên, giáo viên trên cả nước. Sự kiện diễn ra theo thức trực tuyến gồm 76 điểm cầu với sự tham gia của 3.591 cán bộ đang công tác tại Bộ, 63 Sở Giáo dục và Đào tạo, 12 cơ sở giáo dục đại học và giảng viên, giáo viên đến hết ngày 17/12.
Từ khi Việt Nam tham gia Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) vào năm 2012, kết quả xếp hạng năm nay là thấp nhất, giảm bậc ở cả 3 lĩnh vực. Tuy nhiên, báo cáo của PISA nhận định, giảm điểm là tình trạng chung trong kết quả của cuộc khảo sát năm 2022.
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn toàn quốc về việc tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đến 63 tỉnh, thành phố.