Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục Đại học và các cơ sở đào tạo Sư phạm để trình Chính phủ phê duyệt.
Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường đại học ưu tiên đầu tư có trọng điểm. Ảnh: TL
Đầu tư phải trọng điểm
Ngay sau khi dự thảo Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục Đại học và cơ sở đào tạo Sư phạm được ban hành, nhiều trường đại học mong muốn trở thành "trường trọng điểm”.
TS. Trần Hà Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đề xuất, nhà trường trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và được Bộ Giao thông vận tải quy hoạch thành trường đại học trọng điểm quốc gia. Do đó, nhà trường đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xem xét đưa vào quy hoạch mạng lưới các trường đại học trọng điểm trong dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuy nhiên, PGS.TS Võ Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nêu quan điểm: "Những cơ sở giáo dục nằm trong chiến lược, danh sách trường đại học trọng điểm quốc gia phải xác định lại các ngành đào tạo trọng điểm. Khi xác định được điều này, Nhà nước sẽ tập trung nguồn đầu tư để trở thành những ngành mạnh, xứng tầm của đại học quốc gia chứ không xác định theo xu hướng các trường mong muốn trở thành đại học quốc gia hay đại học vùng”.
Sự tập trung đầu tư này từ Nhà nước giúp các trường đại học trọng điểm quốc gia có nguồn lực đủ mạnh để xây dựng ngành mũi nhọn đạt tiêu chí chất lượng tương đương các ngành thuộc trường sư phạm tiên tiến trên thế giới. Ngoài tài chính, còn đầu tư về chính sách với những cơ chế đặc thù trong đào tạo ngành mũi nhọn, trọng điểm. Chẳng hạn được hỗ trợ trong trao đổi, hợp tác quốc tế, tiếp nhận học bổng Chính phủ cho sinh viên, đầu tư cơ sở hạ tầng...
Ưu tiên mở rộng quy mô các cơ sở hiện có
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, phát triển và liên kết mạng lưới là nội dung chủ yếu và quan trọng nhất của quy hoạch, cùng lúc để thực hiện nhiều mục tiêu, đó là tăng quy mô và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mạng lưới và gia tăng cơ hội tiếp cận đại học cho người dân. Mục tiêu tới năm 2030 đạt 260 sinh viên đại học trên một vạn dân đã được quy định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, mặc dù còn thấp hơn so với nhóm quốc gia có cùng trình độ phát triển, nhưng cũng là một thách thức lớn cho bài toán xây dựng và thực hiện quy hoạch.
Khi đặt ra yêu cầu mở rộng quy mô, ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và nguồn nhân lực của một địa phương, một vùng hay cả nước, chúng ta sẽ có hai phương án phát triển mạng lưới.
Phương án thứ nhất đó là đầu tư thành lập thêm một số trường đại học, nhất là tại một số địa phương có mức độ tiếp cận đại học còn thấp. Phương án thứ hai, đó là mở rộng không gian phát triển và đầu tư tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học hiện có.
Phân tích thực trạng mạng lưới cho thấy số lượng cơ sở giáo dục đại học như hiện nay không nhỏ, mức độ bao phủ của mạng lưới cũng khá lớn, trừ một vài địa phương vùng khó khăn chưa có trường đại học hoặc phân hiệu. Việc thành lập một trường đại học mới cần một nguồn lực đầu tư rất lớn và phải mất nhiều năm mới có thể tạo dựng được uy tín đối với xã hội và đạt được một quy mô nhất định để hoạt động hiệu quả, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này ngày càng khốc liệt. Trong khi đó, đối với các cơ sở giáo dục đại học lớn, có uy tín từ nhiều năm nay, việc mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo, hay phát triển thêm các phân hiệu sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.
Vì vậy, dự thảo quy hoạch đã ưu tiên phương án thứ hai, cụ thể là sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học theo hướng cơ bản giữ ổn định về số lượng và cơ cấu, mở rộng không gian phát triển, tập trung tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô của các cơ sở giáo dục hiện có.
"Nói như vậy không có nghĩa là phương án thứ nhất không được xem xét, thực tế là dự thảo vẫn để mở khả năng thành lập một số trường đại học công lập mới (với các điều kiện chặt chẽ hơn), đồng thời khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục đại học tư thục, phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có uy tín”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết.
Về liên kết mạng lưới, dự thảo quy hoạch đã đưa ra 5 định hướng chính, bao trùm cả liên kết trong - ngoài mạng lưới, liên kết ngang - dọc trong mạng lưới, liên kết trên không gian thực và không gian số.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, hai thách thức lớn nhất để thực hiện các định hướng phát triển, liên kết mạng lưới nói trên bao gồm việc huy động nguồn lực đầu tư để mở rộng diện tích đất và hiện đại hóa cơ sở vật chất, và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Dự thảo quy hoạch cũng đã đưa ra các yêu cầu cụ thể về nguồn lực đầu tư và hệ thống các giải pháp để thực hiện quy hoạch. Nhìn nhận đúng vai trò của giáo dục đại học trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như trong nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng mục tiêu phát triển đất nước tới năm 2030 và 2045, thì những yêu cầu về nguồn lực đầu tư và hệ thống các giải pháp được đề xuất là hoàn toàn hợp lý và khả thi.
Theo Báo Tin tức
Những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Lạc Thuỷ thực hiện đồng bộ giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, quản lý.
Các cơ sở giáo dục trong huyện đã quan tâm nhiều đến hoạt động viết SKKN, xem việc tham gia viết SKKN là quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Thông qua thực hiện SKKN và vận dụng vào thực tiễn dạy học đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Năm 2023, toàn huyện có 238 SKKN, trong đó có 74 sáng kiến được công nhận, đây là điều kiện để xét 74 cán bộ được nâng lương trước thời hạn.
Tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở GD&ĐT vừa tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023 - 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở GD&ĐTđã tới dự, động viên học sinh trong các đội tuyển.
Những năm qua, xã Tân Minh (Đà Bắc) tập trung nguồn lực đầu tư cho giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, từ đó thu hẹp khoảng cách với các xã, thị trấn trong huyện.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Với quan điểm GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, tỉnh ta đã ưu tiên, huy động mọi nguồn lực cho phát triển GD&ĐT. Đồng thời, toàn ngành đã nỗ lực khắc phục khó khăn để đưa sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh có những chuyển biến căn bản, toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt loại xuất sắc.
Ngày 28/12, Ban Tuyên giáo Trung ương (T.Ư) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn (2009 - 2023). Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.