Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập nhằm thúc đẩy sự tham gia chủ động, có ý nghĩa của thanh thiếu niên từ 10 - 18 tuổi trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trẻ em, lao động trẻ em, bóc lột, xâm hại, buôn bán, bắt cóc trẻ em, tảo hôn. Trên địa bàn huyện Yên Thủy đã thành lập được 6 câu lạc bộ, trong đó, Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" Trường THCS Đa Phúc, xã Đa Phúc hoạt động hiệu quả, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ học sinh thuộc diện khuyết tật học tập, hòa nhập tại trường.
Thành viên Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" Trường THCS Đa Phúc (Yên Thủy) giúp đỡ Trương Thị Mơ (bên trái) trong giờ học tập trên lớp.
Năm học 2023 - 2024, Trường THCS Đa Phúc có 17 học sinh khuyết tật cần được giúp đỡ, đa số sống ở khu vực đặc biệt khó khăn. Điển hình như em Trương Thị Mơ ở xóm Hơm, xã Đa Phúc, học sinh lớp 7A1 là học sinh khuyết tật trí tuệ, có hoàn cảnh éo le. Bố mất sớm, mẹ không có nghề nghiệp, không có khả năng làm việc nặng, gia đình thuộc hộ nghèo. Mơ có người chị gái cũng khuyết tật trí tuệ, khả năng hòa nhập, giao tiếp kém, không có khả năng đọc, viết, học xong THCS không có khả năng học tiếp lên. Khó khăn là vậy nhưng chị Bùi Thị Lịnh vẫn tảo tần nuôi 2 con, cho Mơ đi học. Chị Lịnh chia sẻ: Tuy hoàn cảnh khó khăn, sức khỏe yếu nhưng tôi luôn cố gắng cho con đi học, mong muốn sau này cuộc sống của 2 con ngày càng tốt hơn”.
Cô giáo Vũ Thùy Linh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" Trường THCS Đa Phúc cho biết: "Để có được những thay đổi của gia đình em Mơ, câu lạc bộ luôn theo sát em và gia đình, hỗ trợ, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần để Mơ cũng như các bạn có hoàn cảnh tương tự có chất lượng cuộc sống tốt đẹp, tương lai tươi sáng. Chúng tôi đã gặp gỡ, động viên mẹ em, phân công thành viên trong câu lạc bộ giúp đỡ Mơ và các bạn theo hình thức đôi bạn đồng hành, giúp các em có sự tự tin, hòa nhập trong học tập và vui chơi”.
Em Bùi Thị Lệ Quyên, học sinh lớp 8A, thành viên câu lạc bộ chia sẻ: Câu lạc bộ luôn theo sát, giúp đỡ tất cả các bạn học sinh trong trường, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật với mong muốn sau khi học xong chương trình phổ thông, các bạn có chất lượng cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn. "Trong năm học này, chúng em hướng tới giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn, những bạn khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, có sự hiểu biết về quyền trẻ em, bình đẳng giới để xây dựng gia đình hạnh phúc, hướng tới tương lai phát triển, cuộc sống tốt đẹp hơn” - Bùi Tuấn Vĩ, học sinh lớp 8A, thành viên câu lạc bộ chia sẻ thêm.
Với những hoạt động ý nghĩa, thiết thực, Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" Trường THCS Đa Phúc đã đồng hành cùng các bạn khuyết tật, giúp các em có được cơ hội học tập, trải nghiệm, hòa nhập trong môi trường học đường.
Xuân Thiên
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục Đại học và các cơ sở đào tạo Sư phạm để trình Chính phủ phê duyệt.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông, có hiệu lực từ ngày 12/2/2024.
Là xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Đà Bắc, nhận thức vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, cấp ủy, chính quyền xã Tân Pheo đã tích cực chăm lo công tác giáo dục để kịp thời động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh trên hành trình đi tìm con chữ.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa ký Quyết định số 1582/QĐ-CTN, ngày 25/12/2023 về việc phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú” cho 1.031 nhà giáo trên cả nước. Trong đó, tỉnh Hòa Bình có 6 thầy, cô vinh dự được phong tặng danh hiệu đợt này.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và trí tuệ, Trường mầm non Phú Cường, xã Phú Cường (Tân Lạc) luôn quan tâm nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ.
Những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Lạc Thuỷ thực hiện đồng bộ giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, quản lý.
Các cơ sở giáo dục trong huyện đã quan tâm nhiều đến hoạt động viết SKKN, xem việc tham gia viết SKKN là quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Thông qua thực hiện SKKN và vận dụng vào thực tiễn dạy học đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Năm 2023, toàn huyện có 238 SKKN, trong đó có 74 sáng kiến được công nhận, đây là điều kiện để xét 74 cán bộ được nâng lương trước thời hạn.