Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.
Đại diện Sở GD&ĐT ký kết thoả thuận hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp về thực hiện thu học phí và các khoản thu không dùng tiền mặt.
Theo Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ giao ngành GD&ĐT thực hiện 2 nhiệm vụ là hoàn thiện cơ sở dữ liệu giáo dục đồng bộ, xác thực với cơ sở dữ liện quốc gia về dân cư để phục vụ công tác tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng và triển khai thu học phí, các khoản thu không dùng tiền mặt trong cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, đến nay Sở GD&ĐT mới triển khai được nội dung cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, còn việc tuyển sinh đầu cấp và triển khai thu học phí, các khoản thu không dùng tiền mặt chưa đáp ứng yêu cầu, do ngành chưa xây dựng được hệ thống thu học phí và các khoản thu. Vì vậy, Sở GD&ĐT đã ký thỏa thuận hợp tác về triển khai hệ thống thu học phí và các khoản thu không dùng tiền mặt với Công ty cổ phần Misa và Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực hiện đề án.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghiên cứu các giải pháp do các doanh nghiệp đưa ra, thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Đây là cơ sở để các bộ phận chuyên môn của Sở GD&ĐT phối hợp các doanh nghiệp xây dựng giải pháp hỗ trợ đảm bảo triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, các đại biểu, thầy, cô giáo được hướng dẫn cài đặt các phần mềm về triển khai hệ thống thu học phí và các khoản thu không dùng tiền mặt, chữ ký số để các trường học thuận lợi trong việc thu học phí không dùng tiền mặt.
Bùi Thị Quỳnh Hương
(Trường Đại học Văn hoá Hà Nội)
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.
Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.
Tại Trường TH&THCS Do Nhân, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), Sở GD&ĐT tỉnh vừa tổ chức Hội thảo Nhân rộng mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học.