Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Luật Nhà giáo có 6 điểm mới cơ bản.

Theo kế hoạch, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, cho ý kiến Luật Nhà giáo. Dự kiến ngày 9/11, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Nhà giáo. Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ thảo luận tổ về dự luật này.

Theo Theo Bộ GD&ĐT, Dự án Luật Nhà giáo có 6 điểm mới cơ bản sau:

Lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập.

Luật Nhà giáo áp dụng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Điều này giúp "lấp đầy" khoảng trống về pháp lý với nhà giáo ngoài công lập khi Luật Viên chức chỉ chế tài với "người Việt Nam được tuyển dụng và làm việc trong cơ sở giáo dục công lập".

Lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động.

Nhà giáo được chuẩn hóa qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp

Theo thống kê, đội ngũ nhà giáo hiện nay có tới 6 nhóm đối tượng, là công chức, viên chức, người lao động, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các trường trong hệ thống các cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể. Các nhóm nêu trên lại gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo dẫn đến một số quy định về nhà giáo thực hiện chưa đồng bộ, thống nhất.

Luật Nhà giáo chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp nhưng vẫn đảm bảo yếu tố riêng biệt gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.

Chính sách tuyển dụng, sử dụng gắn với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp

Quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo.

Các chính sách điều động, biệt phái, thuyên chuyển, dạy liên trường, liên cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định đầy đủ, làm căn cứ để bố trí, phân công nhà giáo phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp và các yêu cầu của ngành Giáo dục…

Chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo

Nhà giáo được bảo vệ thông qua quyền và những điều không được làm đối với nhà giáo theo định hướng tăng quyền chủ động, sáng tạo và tăng tính bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.

Thu hút, trọng dụng người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt, người có kỹ năng nghề cao làm nhà giáo; nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Chính sách tiền lương và đãi ngộ

Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; có chế độ ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác đối với nhà giáo cấp học mầm non; công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; thực hiện giáo dục hòa nhập; là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù; Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

Quản lý nhà nước về nhà giáo

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.

Các cơ quan quản lý giáo dục dục chủ trì (hoặc phân cấp cho cơ sở giáo dục) thực hiện tuyển dụng, điều động, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm nhà giáo.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông tin về những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo - bản trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác xã hội hóa (XHH) về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và phát biểu chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Một đất nước hiếu học cần thể hiện ở những ngôi trường khang trang

Ngày 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xã hội hoá về kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023.

Hỗ trợ, kết nối, phát huy “Sinh viên 5 tốt” sau tuyên dương

Chiều 24/10, tại Trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình, Tỉnh Đoàn tổ chức Chương trình hỗ trợ, kết nối, phát huy "Sinh viên 5 tốt” sau tuyên dương năm 2024 nhằm ghi nhận những cố gắng, phấn đấu và tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội thực tập, tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

Hủy kết quả học tập và thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt

Sau khi có thông tin về kết quả xác minh bằng bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt từ Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), Trường Đại học Luật Hà Nội căn cứ các quy định hiện hành để hủy kết quả học tập và thu hồi bằng tiến sĩ của ông này.

Đa dạng hóa hình thức phát triển Toán học Việt Nam

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục