Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay ra theo hướng tránh học tủ, học vẹt, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức cũng như sự sáng tạo của học sinh

 

Chiều 18-5, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã chủ trì họp báo về công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT cũng như các vấn đề liên quan đến thi, đào tạo ĐH và sau ĐH.


Khoảng 1,1 triệu thí sinh dự thi


Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), năm học 2009-2010, cả nước có khoảng 1,1 triệu thí sinh (TS) dự thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, trong đó có khoảng 100.000 TS là học sinh giáo dục thường xuyên.

Số cụm thi năm nay là 1.207 với 44.568 phòng thi. Đến thời điểm này, các sở GD-ĐT cả nước đều đã thành lập ban chỉ đạo thi và xây dựng phương án thi theo cụm trường.

Khác với mọi năm, các tỉnh, TP phải báo cáo và chờ bộ phê duyệt đối với các điểm thi lẻ thì năm nay, việc quyết định sẽ do UBND các tỉnh, TP chịu trách nhiệm trên cơ sở có báo cáo, giải trình với Bộ GD-ĐT. Với chủ trương vẫn tổ chức thi theo cụm trường để bảo đảm tính khách quan, năm nay chỉ có hơn 10% số phòng thi phải thi thành các điểm lẻ do tình hình thực tế không thuận lợi cho TS.



Học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh - TPHCM ôn thi tốt nghiệp. Ảnh: TẤN THẠNH


Về hướng ra đề thi năm nay, ông Nghĩa cho biết đề thi sẽ ra theo hướng tránh học tủ, học vẹt, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức cũng như sự sáng tạo của học sinh. Trong đề thi sẽ có những câu hỏi cho học sinh trung bình, học sinh khá và học sinh giỏi nên TS không phải lo lắng đề mở gây khó cho TS.

Trước câu hỏi về việc năm nay đề thi môn ngữ văn có ra theo hướng “mở” hay không và nếu ra theo hướng “mở” thì phương án chấm thi như thế nào để không gây tranh luận như năm trước, ông Nghĩa cho biết trong kỳ thi tới, khâu nghiên cứu, thảo luận về đáp án, biểu điểm và tổ chức chấm chung sẽ tiếp tục được triển khai chặt chẽ, khoa học.
 

Khi làm đề, các chuyên gia đã đồng thời xây dựng hướng dẫn chấm thi. Với quy trình mới, các giáo viên hoàn toàn chấm được với những đề thi ra theo dạng mở.


Thất lạc nhiều hồ sơ


Trả lời câu hỏi về hình thức xử lý đối với sinh viên tuyển sinh trái quy định của Trường ĐH Phan Chu Trinh (Quảng Nam), ông Phạm Ngọc Trúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết thanh tra bộ đã hoàn tất việc kiểm tra 600 hồ sơ tuyển sinh từ năm 2007, trong đó chỉ có hơn 100 trường hợp là tuyển sinh hợp lệ (theo hình thức xét tuyển), số còn lại khoảng 500 trường hợp tuyển sinh bằng thi tuyển, trái với quy định của Bộ GD-ĐT.

Theo ông Trúc, thời gian thanh tra hồ sơ phải kéo dài do những người làm tuyển sinh năm 2007 đã nghỉ, nhiều hồ sơ không biết thất lạc ở đâu nên khó khăn cho đoàn thanh tra.

Ông Trúc cũng cho biết do số sinh viên tuyển sinh trái quy định rất nhiều, thời gian học của các em đều đã quá nửa khóa học nên thanh tra bộ, Vụ Giáo dục ĐH và UBND tỉnh Quảng Nam đang bàn cách xử lý sao cho có lợi cho các em nhất. Hình thức xử lý sẽ sớm được công bố.

Hơn 800 trường hợp học sinh đánh nhau

Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh-sinh viên, cho biết đến ngày 18-5, bộ đã nhận được báo cáo về tình hình học sinh đánh nhau của hơn 50 sở GD-ĐT.


Thống kê cho biết từ đầu năm học 2009 - 2010 đến nay, có 800 trường hợp học sinh đánh nhau vì những nguyên nhân rất đơn giản. Theo ông Anh, báo cáo từ các sở GD-ĐT cũng cho thấy sự thiếu gắn kết giữa nhà trường – xã hội – gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực học đường.


Trong tháng 6-2010, Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Bộ Công an và các cơ quan hữu quan tổ chức hội nghị bảo đảm an ninh trật tự trong trường học để tìm ra những giải pháp thiết thực.

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục