Tập thể giáo viên học sinh trường Mầm non Tu Lý A biểu diễn văn nghệ chào mừng khai giảng năm học mới 2010 - 2011.
(HBĐT) - Trường mầm non tu lý A xã Tu Lý được tách từ trường tiểu học Tu Lý từ năm 2005. Khi mới thành lập, cơ sở vật chất của nhà trường nghèo nàn lạc hậu. Khắc phục những khó khăn đó, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục mầm non.
Cô Bùi Thị Hoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện có 18 nhóm, lớp trẻ với 250 cháu, trong đó có 5 nhóm trẻ với 71 cháu, 8 lớp mẫu giáo với 169 cháu. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học của các cấp giáo dục, ngay từ đầu năm, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện và triển khai tới toàn bộ tập thể giáo viên thông qua hội nghị cán bộ công chức để 100% cán bộ giáo viên cùng nhau trao đổi, bàn bạc, thống nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện. Tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng giáo viên đầu năm học để phân công, phân việc cho phù hợp với trình độ năng lực và điều kiện của từng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kiện toàn lại tổ kiểm tra nội bộ trường học, xây dựng kế hoạch kiểm tra, dự giờ thăm lớp giáo viên từng tháng.
Bên cạnh đó nhà trường luôn coi trọng công tác vận động, tham mưu với các cấp, các ngành thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước chăm lo cho sự phát triển mầm non. Nhà trường vận động và phối hợp các đoàn thể tuyên truyền, huy động tầng lớp nhân dân và cha mẹ học sinh tham gia đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường và ủng hộ ngày công, vật chất giúp nhà trường tu sửa, xây dựng trường xanh sạch đẹp. Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay cơ sở vật chất của nhà trường đã khang trang, đảm bảo đủ phòng học, các phòng chức năng và trang thiết bị phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong năm học mới 2010 – 2011, từ nguồn hỗ trợ của ngành, nhà trường đã trang bị thêm thiết bị đồ chơi ngoài trời với trị giá hơn 30 triệu đồng, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đóng góp ngày công để dọn vệ sinh, trồng cây san nền sân chơi ở các chi lẻ và đóng góp gần 3 triệu đồng mua đồi chơi cho các nhóm lớp. Từ hoạt động đó đã khích lệ hội cha mẹ học sinh ủng hộ gần 300 ngày công lao động rào tường, trồng cây xanh, làm nhà vệ sinh và san đất trong khuôn viên trường. Ngoài ra hội phụ huynh đã ủng hộ nhà trường gần 100 triệu đồng để tu sửa vật chất và mua đồ dung thiết bị đồ chơi cho trẻ…
Nhờ sự nỗ lực của các thầy cô giáo, sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh, chất lượng giáo dục mầm non ở Tu Lý đã nâng lên đáng kể. 100% các cháu đều được tiếp thu đầy đủ các môn học cũng như hoạt động. Kết quả đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi của trường Tiểu học vào cuối năm học cho thấy: 27/64 cháu xếp loại giỏi, 29 cháu xếp loại khá, 8 cháu xếp loại trung bình. 100% trẻ được cân đo lên biểu theo dõi sức khỏe, được khám sức khỏe định kỳ. 100% trẻ được ăn ngủ trưa tại trường. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ giảm. Năm học 2009 – 2010, có 80% cháu mẫu giáo đạt cháu ngoan Bác Hồ, 75% cháu đạt bé khỏe bé ngoan. Đặc biệt, công tác khuyến học khuyến tài đã được quan tâm, 100% trẻ đến trường đúng độ tuổi, trẻ nhà trẻ ra lớp đạt gần 50%. Từ những kết quả đã đạt được, trường Mầm non Tu Lý A được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm học 2010 – 2011.
Phương Linh
Trường ĐH đẳng cấp quốc tế là mục tiêu tốt đẹp. Tuy nhiên, làm như thế nào để vừa hiệu quả mà lại không lãng phí trong hoàn cảnh nước ta không thừa tiền, lắm của. Ý kiến của những giáo sư có kinh nghiệm và tâm huyết về giáo dục đáng để lưu tâm.
Hơn 54% sinh viên cho biết không có hứng thú học tập, 64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp trong đào tạo theo tín chỉ
Hôm nay 12/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý đã có công văn yêu cầu các trường đại học, học viện trong cả nước chấn chỉnh ngay lại tình trạng hệ vừa học vừa làm để tránh hiện tượng học thuê.
(HBĐT) - Là huyện có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế ở các vùng phát triển không đồng đều, trong những năm qua, ngành Giáo dục huyện Lạc Sơn đã luôn vượt qua khó khăn và giành được những kết quả tích cực trong công tác dạy và học. Làm nên thành công này có sự đóng góp không nhỏ của tổ chức Công đoàn ngành Giáo dục của huyện
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tuyển chọn từ cao xuống thấp theo các tiêu chí: Tổng điểm 3 môn thi đại học, thành tích Olympic quốc tế, học sinh giỏi khu vực và quốc gia...
So với những mục tiêu mà đề án xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp đặt ra, những gì đang diễn ra trong thực tế lại có biểu hiện trái ngược.