Dù đã có cuộc đối thoại với lãnh đạo khoa và đại diện nhà trường chiều 13-10 nhưng những bức xúc lâu nay của hơn 200 học sinh lớp 09T2 y sĩ đa khoa, khoa y dược Trường ĐH Hồng Bàng không thể được giải quyết.

 

Học sinh đối thoại với đại diện nhà trường chiều 13-10 - Ảnh: Trần Huỳnh

>> Bức xúc vì trường “bỏ rơi”

Một số học sinh cho biết: “Trong khi SVHS các trường bạn đi thực tập tại bệnh viện luôn có giáo viên hướng dẫn đi kèm, còn chúng tôi không có lấy một giáo viên nào”. Các học sinh còn thắc mắc không biết nhà trường ký hợp đồng với bệnh viện ra sao mà khi đi thực tập, nhiều học sinh không được hoan nghênh, thậm chí luôn bị các bác sĩ tỏ thái độ tẩy chay. Học sinh cho biết hiện rất nhiều môn họ chưa được học kiến thức lâm sàng nên khi đi thực tập không biết gì. “Chúng tôi đến bệnh viện như những kẻ lang thang, phải tự đi theo học lóm thầy cô trường bạn” - nhiều học sinh bức xúc.

Lý giải việc này, ông Vũ Đình Hùng, trưởng khoa y dược, cho rằng trong năm học trước một số giảng viên (nay không còn dạy ở Trường ĐH Hồng Bàng nữa - PV) tự ý bỏ bớt một số nội dung trong vài học phần nên thực tế nhiều học sinh khoa này còn chưa nắm vững kiến thức và đã gặp khó khăn khi thực tập. “SV đi thực tập lâm sàng bệnh học mà chưa được học triệu chứng thì biết làm gì. Chúng tôi sẽ tổ chức dạy bổ sung kiến thức này cho các SV có nhu cầu” - ông Hùng nói.

Có mặt trong buổi đối thoại này còn có một số học sinh của các lớp khác như 09T2 y học cổ truyền, 09T3... Tại đây, học sinh kêu ca vì phải chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình học. Cụ thể gần hai tháng nay nhiều môn học khi học sinh đến lớp ngồi đợi cả buổi không có giảng viên, phải ra về. Ông Vũ Đình Hùng giải thích: “Một số giáo viên thỉnh giảng đang là bác sĩ của các bệnh viện. Đôi khi có việc đột xuất nên họ phải nghỉ dạy và không thông báo kịp cho SV. Họ không phải giảng viên cơ hữu của trường nên SV phải thông cảm” (!?).

Ngoài ra, các học sinh khóa 09T2 đã sang học kỳ 3 nhưng điểm của nhiều môn ở học kỳ 1 đến nay vẫn chưa có. Đó là chưa kể rất nhiều môn công bố điểm thi trên website của trường nhưng dữ liệu điểm sai. Nhiều học sinh thi đậu nhưng trường công bố điểm rớt, phải đóng tiền thi lại, sau đó kiểm tra học sinh biết mình đậu và xin rút tiền lại nhưng không được...

Trước bức xúc của học sinh, ông Đặng Ngọc Hoàng, trưởng phòng đào tạo nhà trường, thừa nhận vừa qua website của trường bị lỗi và đã tạm ngưng hoạt động để khắc phục.

 

                                                                                    Theo Tuoitre

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục