Năm năm qua, bậc THCS giảm khoảng 1,5 triệu học sinh

Năm năm qua, bậc THCS giảm khoảng 1,5 triệu học sinh

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, đến hết tháng 6-2010 tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước đều đạt chuẩn giáo dục THCS. Đây là một tin vui nhưng chúng ta cũng phải xem lại thành tích đó đã thực chất và đã đạt mục tiêu của cấp THCS chưa?

Nếu vì chạy theo thành tích, tô hồng kết quả mà không nhìn thấy những lỗ hổng, những góc khuất để kịp thời bổ sung sửa chữa ngay, tai hại sẽ lớn hơn.

Học sinh liên tục giảm

Mấy năm nay, Bộ GD-ĐT thường công bố tỉ lệ học sinh bỏ học giảm thông qua việc lấy số liệu của học kỳ I là không phản ánh đúng thực trạng. Thực tế, số học sinh bỏ học trong học kỳ I hằng năm rất nhỏ. Thậm chí nhiều cơ sở giáo dục tỉ lệ này là 0%. Tuy nhiên, số học sinh bỏ học sau Tết Nguyên đán và sau kỳ nghỉ hè mới thật sự đáng kể. Đó mới là tỉ lệ học sinh bỏ học trong một năm học. Việc đưa ra số liệu tỉ lệ học sinh bỏ học trong học kỳ I khoảng 0,5% mà bộ công bố có thể do chạy theo thành tích, cố tình bỏ qua tỉ lệ học sinh bỏ học cả năm.

Thế nhưng, thống kê chính thức của bộ đã làm “hở đuôi” tỉ lệ công bố không đúng này. Theo thống kê này, từ năm học 2004-2005 đến năm học 2009-2010, học sinh bậc THCS giảm liên tục. Chính xác là giảm khoảng 1,5 triệu học sinh trong khi dân số nước ta những năm qua tăng 1 triệu người/năm.

Thành tích ảo

Chất lượng của cấp THCS hiện nay chưa củng cố và phát triển được kết quả của giáo dục tiểu học, đồng thời chưa bảo đảm được chất lượng học lên THPT. Tình trạng sáng học lớp 6 chiều học lớp 1, lớp 2 còn ở không ít trường. Ông Nguyễn Hùng Việt, hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM, nhận định: “Ở cấp THCS thầy cô thường có xu hướng cố gắng dìu học sinh thi đậu vào lớp 10. Nhưng thực tế sau đó đã không đủ sức theo chương trình THPT”.

Bên cạnh đó, việc xét tuyển vào lớp 10 và thi tuyển có hai môn văn, toán đã dẫn đến tình trạng học lệch ở THCS. Nhiều giáo viên THPT cho rằng do xét tuyển và có nhiều nơi không thi vào lớp 10 nên khi học THPT kiến thức của học sinh bị hổng, rất khó dạy. Nhiều học sinh THCS đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và có cả học sinh giỏi nhưng khi lên lớp 10 THPT học lực bị đuối rơi xuống hạng trung bình hoặc loại yếu.

Tại hội nghị sơ kết học kỳ I năm 2009-2010, ông Bùi Hùng Chiến - hiệu trưởng Trường THPT An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM - đã nhận định thành tích học tập ở THCS của nhiều học sinh “không khéo là ảo”. Hiệu trưởng nhiều trường THPT đều khẳng định phải xem xét lại cách đánh giá học lực của học sinh THCS.

Bất cập phân luồng

Lỗ hổng thứ ba của phổ cập THCS là việc hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS chưa đạt yêu cầu. Hầu hết các trường THCS chỉ dạy chữ, chủ yếu là các môn thi vào THPT, còn bỏ ngỏ việc hướng nghiệp cho học sinh học nghề và chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống.

Bộ GD-ĐT đánh giá hằng năm chỉ có 20.000-25.000 học sinh tốt nghiệp THCS đi học trung cấp chuyên nghiệp, chiếm 10% quy mô đào tạo trung cấp. Đó là phần lớn học sinh có học lực kém, khó khăn về kinh tế, đi học nghề, trung cấp chuyên nghiệp là bất đắc dĩ. Theo số liệu điều tra dân số vừa qua, số người 15 tuổi chưa được đào tạo nghề là 86,7%. Ngành GD-ĐT đặt mục tiêu từ năm 2010-2020 phải thu hút 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Phổ cập THCS là phổ cập một chất lượng nhất định theo mục tiêu đào tạo của Luật giáo dục mới có tác dụng đích thực nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực. Nếu chỉ đạt về tỉ lệ bằng cách “hợp lý hóa” báo cáo để kiểm tra công nhận đạt thành tích phổ cập như báo cáo của Vinashin vừa qua lỗ thành lãi thì cần phải chấn chỉnh ngay.

                                                                            Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Khu vui chơi của trường mầm non Sao Mai được trang bị khang trang, giúp các cháu vừa học vừa tự do khám phá thế giới xung quanh

Trường công, cái gì cũng thiếu

Ngày 25-10, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của các trường ĐH, CĐ công lập. So với quy chuẩn thiết kế trường và các quy định về điều kiện dạy học, rất nhiều trường, thậm chí những trường được xếp ở tốp đầu, hiện đang ở mức dưới chuẩn.

Bốn phương thuốc trị bạo lực học đường

Vì ai, vì đâu mà các em học sinh thơ ngây lại trở nên dửng dưng, vô cảm trước cảnh bạo lực học đường đến thế?

Tập huấn đánh giá, xếp loại chuẩn hiệu trưởng mầm non năm 2010

(HBĐT) - Trong 2 ngày (23 - 24/10), Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD & ĐT phối hợp với Sở GD & ĐT tỉnh tổ chức tập huấn đánh giá, xếp loại hiệu trưởng mầm non năm 2010. 88 hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn các trường mầm non của 2 đơn vị được triển khai thí điểm là Lương Sơn, thành phố Hoà Bình đã tham dự tập huấn.

Tập huấn, củng cố câu lạc bộ phóng viên nhỏ và tư vấn sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho trẻ em

(HBĐT) - Ngày 24/10, Nhà thiếu nhi tỉnh đã phối hợp với Phòng GD & ĐT thành phố Hoà Bình, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tập huấn, củng cố câu lạc bộ phóng viên nhỏ và tư vấn sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho trẻ em. Hơn 50 em thiếu niên tiêu biểu đến từ các trường THCS trên địa bàn thành phố đã được lựa chọn để tham gia khoá tập huấn.

Bất hợp lý trong “chương trình tiên tiến”

Theo Bộ GD-ĐT, hiện Nhà nước đầu tư 860 tỉ đồng để thực hiện chương trình tiên tiến (CTTT) ở một số trường ĐH. Tuy nhiên, sau 4 khóa đã xuất hiện những bất hợp lý trong việc phân bổ ngân sách.

Bỏ đợt thi riêng: Các trường cao đẳng lo lép vế

Liên quan đến phương thức tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2011, Bộ GD-ĐT dự kiến không tổ chức đợt thi riêng cho các trường CĐ mà ghép với hai đợt thi ĐH. Vẫn xác định điểm sàn riêng cho ĐH và CĐ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục