Trường tiểu học Hòa Sơn A (Lương Sơn) ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào học tập, giảng dạy.
(HBĐT) - Chưa có cuộc thi cấp tỉnh nào như thế. Chỉ có đội tuyển của 1 huyện duy nhất có đủ điều kiện dự thi, và đội đại diện cho huyện lại chỉ từ một trường, đó là trường tiểu học Hoà Sơn A. Đồng chí Phạm Tất Đạt, Phó phòng GD-ĐT huyện Lương Sơn khi nói về cuộc thi giải toán qua mạng In-tơ-net ( VIOLYMPIC) đã có lời cảm kích như thế.
Nhiều năm qua, trường tiểu học Hoà Sơn A- một ngôi trường xã đã kiên trì, khơi dậy niềm đam mê học tập và khám phá in-tơ-nét bằng những chương trình hoạt động có tính thiết thực cao. Điều đó được khởi nguồn từ thầy giáo Nguyễn Văn Xung (nguyên Hiệu trưởng nhà trường) và thầy giáo Phạm Văn Tuần. Hai thầy có niềm đam mê tin học từ lâu và có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về tính năng của mạng In-tơ-nét. Điều khát khao về một ngôi trường có phòng máy tính kết nối mạng đã thành hiện thực. Năm 2008, trường được trang bị 16 máy vi tính và được xã đầu tư 500 triệu đồng xây phòng máy. Khi được biết Bộ GD&ĐT có cuộc thi giải toán qua mạng, năm học 2008-2009, nhà trường đã từng bước làm quen và đưa học sinh đến với Violimpic và thấy rằng sân chơi này hết sức bổ ích. Nếu thực hiện sẽ góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học trong nhà trường; tạo sân chơi trực tuyến cho các em; tạo điều kiện cho học sinh làm quen với in-tơ-net và sử dụng in-tơ-net là một phương thức học tập; tạo môi trường thân thiện để học sinh tích cực giao lưu, học tập. Năm đầu tiên, kết quả chưa đáng là bao vì mang tính tự phát nhưng việc tuyên truyền, tổ chức cho các em tham gia giải đã tạo niềm hứng thú không chỉ các em học sinh mà hầu hết giáo viên đều tìm tòi, tham gia.
Năm học 2009-2010, được sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện Lương Sơn, cuộc thi được tiến hành bài bản hơn từ việc lựa chọn đội tuyển, thi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Tại hội thi trực tuyến cấp tỉnh, 18 em đã bước vào cuộc thi bằng sự hào hứng nhất, với sự chứng kiến của Ban giám khảo(là các đồng chí lãnh đạo Phòng GD&ĐT, cán bộ phòng tiểu học (Sở GD&ĐT tỉnh). Kết quả, đã có 16 em đoạt giải. Tiêu biểu như các em Nguyễn Mai Trang (nhất khối 1 với 300 điểm), Dương Thị Thu Hương (nhất khối 2, với 300 điểm)), Nguyễn Tú Linh (nhất khối 3 với 250 điểm), La Thuỳ Linh (nhất khối 4 với 270 điểm)... Còn năm học 2010-2011, nhà trường đã vào cuộc bằng một quyết tâm hơn, sẽ có nhiều em đến với cuộc thi và có giải cao không chỉ ở vòng tỉnh. Cô giáo Vũ Thị Lan(Hiệu phó Nhà trường) cho biết: Hiện nay, Nhà trường có 25 em đăng ký dự thi Violimpic và đang bước vào các vòng thi cấp trường...Còn các em không vào đội tuyển và các thầy cô cũng không đứng ngoài cuộc mà đến với cuộc thi bằng niềm đam mê thực sự của mình. Chúng tôi thấy rằng giải toán trên mạng đã là một động lực để học sinh, thầy cô phấn đấu và đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng day, học tập của nhà trường”. Năm học 2009-2010, trong số gần 300 học sinh, tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi và khá môn tiếng Việt chiếm 83,3%; giỏi và khá môn toán chiếm 74,8%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững: Có 8 học sinh giỏi cấp tỉnh. Đội ngũ giáo viên ngày càng lớn mạnh. Trong số trên 30 cán bộ, giáo viên, đã có 23 người có trình độ cao đẳng, đại học; trên 50% số cán bộ, giáo viên đã sử dụng được công cụ soạn giáo án điện tử và sử dụng máy chiếu trên lớp. Nhà trường đã và đang khẳng định mình là trường chuẩn quốc gia tiêu biểu của huyện Lương Sơn.
Điều mà trường tiểu học Hoà Sơn A đã từng triển khai đã được nhân rộng khá nhiều nơi trên địa bàn huyện. Thầy Nguyễn Văn Xung sau khi được chuyển về làm Hiệu trưởng trường tiểu học Nhuận Trạch đã “nhóm” lên niềm say mê giải toán trên mạng cho học sinh nơi đây. Thầy cho biết: “Trường tiểu học Nhuận Trạch có 16 máy vi tính. Năm học 2010-2011, có 26 em tham gia vòng cấp trường. Ngoài môn toán, 10 em khác cũng được chọn thi học sinh thi Ô-lim-pic tiếng Anh trên mạng do Bộ GD& ĐT tổ chức(IOE)”./.
Văn Tưởng
(HBĐT) - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 7/11, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn văn - sử - địa với chủ đề “xúc xắc mùa thu”.
(HBĐT) - Tháng 10/1998, cùng với điểm TTHTCĐ xã Phú Nhung (tỉnh Lai Châu), TTHTCĐ Cao Sơn Đà Bắc được Trung tâm nghiên cứu xoá mù chữ và GDTX Viện Khoa học giáo dục) chọn để xây dựng thí điểm.
Qua khảo sát một số trường ĐH ở Hà Nội cho thấy nhiều trường chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng và quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và tự học của SV. Không gian thư viện hạn chế, điều kiện ngặt nghèo là lý do khiến nhiều SV không hứng thú với thư viện.
Thiếu giáo viên chuyên trách nên việc dạy và học môn Thủ công - kỹ thuật bậc tiểu học không hiệu quả.
“Thực tế cho thấy tai nạn trong trường mầm non thường xảy ra vào thời điểm nhận trẻ đầu năm học và với những trẻ mới đi học”.
Thi sắc đẹp dành cho tuổi mới lớn đang đua nở, làm đảo lộn cuộc sống, việc học của các em; phương hại đến tư duy, cách ứng xử và tương lai hàng ngàn bạn trẻ