Xã Dân Hòa (huyện Kỳ Sơn) luôn cập nhật các thông tin, kiến thức và tổ chức các mặt hoạt động phong phú, hiệu quả.
(HBĐT) - Tháng 10/1998, cùng với điểm TTHTCĐ xã Phú Nhung (tỉnh Lai Châu), TTHTCĐ Cao Sơn Đà Bắc được Trung tâm nghiên cứu xoá mù chữ và GDTX Viện Khoa học giáo dục) chọn để xây dựng thí điểm.
Từ khởi đầu đó, các điểm TTHTCĐ tỉnh ta không ngừng được xây dựng, củng cố và phát triển. Đến thời điểm này, 100% số xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ. Điều đó, đã làm phong phú và nâng cao hơn trong xây dựng xã hội học tập của tỉnh ta.
Để các TTHTHTCĐ hoạt động đúng hướng, có hiệu quả, nhiều năm qua, tỉnh ta không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong nhân dân về mô hình này. Sở GD&ĐT đã tham quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi và tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND ra nhiều văn bản có tính định hướng, chỉ đạo quan trọng như quyết định số 410 của UBND tỉnh, kèm theo chương trình hành động về giáo dục cho mọi người của tỉnh; tháng 5/2005, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã có kết luận 413 về xây dựng, củng cố và phát triển TTHTCĐ xã, phường, thị trấn... Cũng vì thế, điều kiện hoạt động của các TT từng bước được đầu tư, cải thiện. Đến nay, có 65/210 TT có trụ sở hoạt động riêng; 103 TT có máy tính, trong đó có 25 TT có nối mạng phục vụ cho khai thác tài liệu hoạt động chuyên đề; 96 TT có tủ sách cộng đồng. Toàn tỉnh hiện đang khởi công xây dựng 14 TTHTCĐ điểm với kinh phí 1,4 tỷ đồng/TT. Đội ngũ cán bộ của các TT được hình thành và thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Từ năm 2008 đến nay, Ban giám đốc TT của 210 xã, phường, thị trấn được kiện toàn. Các cấp uỷ, chính quyền và toàn dân đã thực sự vào cuộc; góp phần cùng ngành GD&ĐT từng bước đưa các TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả.
Mô hình các TTHTCĐ tỉnh ta đã bắt nhịp được hướng đi lên của các TT toàn quốc. Từ năm 1998 đến tháng 10/2010 đã có 1.764.111 lượt người học tại các TT. Trong đó có 706.987 lượt người tham gia hoạt động giáo dục, huấn luyện, 564.008 lượt người tham gia hoạt động thông tin, tư vấn; 513.114 lượt người có các hoạt động phát triển cộng đồng. TTHTTCĐ tỉnh ta đã tạo được các điểm nhấn như: cùng cộng đồng đóng góp vào các lớp xoá mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, bổ túc văn hoá. Thành công của công tác PCGDTHCS tỉnh ta năm 2003 có sự chung tay của các TT. Bên cạnh đó, TT còn tham góp vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi các địa phương, từng bước “xoá đói, giảm nghèo”. Các hoạt động đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển KT-XH ở địa phương. Nổi bật hơn cả là ở kết quả chống mù chữ- PCGD tiểu học. Trong 13 năm đã có 48.657 người học theo các hình thức xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ, góp phần nâng cao tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-35 đạt 99,3% (năm 2010) và duy trì vững chắc 210/210 xã, phường, thị trấn, 11/11 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ. TTHTCĐ còn góp phần ổn định chính trị-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết trong nhân dân; nâng cao nhận thức về hiến pháp, pháp luật cho cộng đồng. Hàng trăm ngàn lượt học viên đã được tiếp cận, từng bước hiểu về các luật về đất đai, bảo vệ rừng, hôn nhân và gia đình, giáo dục, luật nghĩa vụ quân sự, an toàn giao thông. Khi CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đang tạo được sức sống tại cơ sở thì các TTHTCĐ đã là điểm đến của người dân cùng tham gia thực hiện có chất lượng 6 nội dung. Nhiều THHTCĐ thực sự là các điển hình hay như TTHTCĐ Cao Sơn (Đà Bắc), Hoà Sơn (Lương Sơn), Dân Hoà, Phú Minh (Kỳ Sơn), Xuất Hoá, Liên Vũ (Lạc Sơn), Dân Chủ, Thống Nhất (thành phố Hoà Bình)...
Trong quá trình xây dựng và phát triển, các TTHTCĐ tỉnh ta đã tạo cơ hội cho hàng triệu lượt người được học, trong đó , đông đảo nhất là lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn, phụ nữ và những người có hoàn cảnh khó khăn. Chính điều đó, đã góp phần trong việc nâng cao dân trí, phát triển KT-XH ở các địa phương trong toàn tỉnh./.
Bùi Huy
(HBĐT) - Sáng ngày 5/11, từ nguồn quỹ Khuyến học của Hội Khuyến học Việt Nam và Báo Đầu Tư, Hội Khuyến học tỉnh đã trao 50 suất học bổng khuyến học “Giải Golf vì học sinh vượt khó học giỏi-2010” cho học sinh 11 huyện, thành phố tỉnh ta.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 về phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Nhân dịp này, phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Trọng Đắc, Phó giám đốc Sở GD&ĐT về nội dung này.
(HBĐT) - Ngày 4/11, tại trường PT DTNT huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT đã tổ chức cuộc “Giao lưu tranh vẽ về trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2010 - 2011”. Tham gia cuộc giao lưu có đại diện các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố và gần 100 học sinh xuất sắc nhất trong phong trào vẽ tranh.
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, cấm học sinh đưa thông tin không lành mạnh lên mạng.
Thực tế, ngân sách dành cho giáo dục đã được tăng lên từng năm (năm 2009: 94.635 tỷ đồng; năm 2010: 104.775 tỷ đồng). Dù giáo dục là một trong những lĩnh vực được ngân sách ưu tiên đầu tư nhưng để đạt tới chất lượng giáo dục như kỳ vọng thì tiền đầu tư cho giáo dục hiện nay vẫn được ví như gió vào nhà trống.
Cô giáo dạy Địa lý của lớp tôi ngày ấy dạy rất giỏi về chuyên môn, nhiệt tình với các phong trào của đoàn và nổi tiếng là một người nghiêm khắc nhưng mỗi tội cô rất gầy.