Một tiết thực hành tin học tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

Một tiết thực hành tin học tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

Đây là khẳng định của GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

 

Phóng viên: Cuộc đua mở trường ĐH, CĐ có thể tái diễn trong thời gian tới khi nhiều địa phương đang lập quy hoạch mở thêm các trường ĐH. Ông nghĩ gì về điều này?

 

- GS Đào Trọng Thi: Nhà nước không hạn chế việc mở thêm trường, tuy nhiên khi thành lập thì phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, năng lực quản lý và chương trình, nội dung... Nếu đáp ứng đủ các điều kiện này thì việc thành lập là xác đáng, dù là đầu tư từ ngân sách hay xã hội hóa.
 
Chúng ta đang thiếu nơi học có chất lượng. Đây cũng chính là sự điều chỉnh tốt cho hệ thống các trường ĐH, CĐ bởi rất nhiều trường hiện đào tạo các ngành không đáp ứng nhu cầu của xã hội. Không nên để con em vì không học được ở những trường mong muốn mà buộc đến các trường không có chất lượng.
 
* Dư luận xã hội lo ngại về việc “bùng nổ” các trường ĐH, CĐ “thiếu đủ thứ”. Phải chấn chỉnh tình trạng này ra sao?
 
- Chúng ta mắc sai lầm suốt cả quá trình dài và việc sửa chữa cần có bước đi từ từ, có lộ trình. Nếu đóng cửa ngay tất cả các trường kém chất lượng thì có thể tạo ra sự đổ vỡ trong hệ thống giáo dục ĐH. Hàng ngàn sinh viên đang học dở dang không biết đi về đâu? Nếu cố gắng hết sức thì sớm nhất 5 năm nữa mới giải được bài toán các trường thiếu và “trống” đủ thứ.
 
Các trường mới thì cần phải thực hiện đúng quy định và nghiêm túc rút kinh nghiệm từ những bài học đắt giá vừa qua. Nếu không làm được thì đấy là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước vì đã được cảnh báo mà vẫn tái phạm.
Một tiết thực hành tin học tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Ảnh: TẤN THẠNH
 
* Như ông nói phải mất 5 năm để giải quyết những tồn tại nhưng tại sao tạm thời không dừng việc cấp phép mới?
 
- Không nhất thiết phải dừng nếu trường mới ra tốt hơn, có đủ điều kiện hơn. Hiện quy định, điều kiện thành lập trường đã rất chặt chẽ. Cơ quan quản lý Nhà nước còn để xảy ra chuyện thẩm định thiếu nghiêm túc, “có vấn đề” làm phát sinh các trường không đáp ứng được yêu cầu thì có lỗi rất lớn và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
 
* Ông nhìn nhận ra sao trước việc có những tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp mà định hướng thành lập tới 5 trường ĐH?
 
- Tất cả phải làm theo quy hoạch. Đối với các tỉnh bình thường thì quy hoạch chỉ có một trường ĐH công lập hoặc ngoài công lập. Việc đề ra quy hoạch nhiều trường là quyền của các tỉnh và họ phải căn cứ trên nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhưng cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục ĐH ở Trung ương, những người chịu trách nhiệm thẩm định việc cấp phép thì phải căn cứ vào quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và địa phương đó để đồng ý phê duyệt hay không chứ không phải cứ đề xuất là được. Nếu vậy thì việc giao thẩm quyền cấp phép còn có ý nghĩa gì.
 

Chấn chỉnh việc cấp phép

 
GS Đào Trọng Thi cho biết không lo ngại về việc “nở” thêm trường mới mà nên lo ngại việc “nở” thêm các trường không đáp ứng được yêu cầu. Nếu áp dụng nghiêm túc các quy định, điều kiện về thành lập trường thì sẽ không có chuyện dễ dãi sinh ra các trường có vấn đề.
 
Thậm chí, nếu áp dụng nghiêm các quy định, điều kiện thì có không ít trường phải loại bỏ. Mấu chốt ở đây là phải chấn chỉnh việc cấp phép, giám sát để các trường thành lập ra là “sạch”, là tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Liên hoan tiếng hát dân ca ngành GD&ĐT lần thứ nhất năm 2010.

(HBĐT)- Ngày 11/11, tại Nhà văn hoá huyện Kim Bôi, Sở GD&ĐT đã tổ chức Liên hoan tiếng hát dân ca ngành GD&ĐT lần thứ nhất năm 2010. Tham gia liên hoan có hơn 600 diễn viên không chuyên tiêu biểu trong phong trào văn hoá, văn nghệ đại diện cho hơn 9.000 giáo viên và 93.000 học sinh của các trường tiểu học, trung học cơ sở và PT DTNT trên địa bàn toàn tỉnh.

Phát huy truyền thống 40 năm, thi đua dạy tốt - học tốt xứng đáng với ngôi trường mang tên ngày sinh của Bác

(HBĐT) - Trường THPT 19-5 tiền thân là trường Thanh niên lao động vừa học, vừa làm được thành lập năm 1970, đóng tại Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi) trên cơ sở tiếp quản trại giống của Ty Nông nghiệp. Nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, đạo đức cách mạng cho thanh niên các dân tộc trong tỉnh trở thành con người mới phát triển toàn diện, có văn hóa, kiến thức KH-KT trong LĐSX. Trường hoạt động theo phương thức vừa học, vừa làm tạo môi trường tốt để giáo dục, rèn luyện thanh niên.

Bát nháo chương trình liên kết: Trách nhiệm chính thuộc về Bộ GD-ĐT

GS Đào Trọng Thi (ảnh), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn của Thanh Niên xung quanh tình trạng lộn xộn trong liên kết đào tạo giữa các trường trong nước với các cơ sở giáo dục nước ngoài.

Bộ GD-ĐT bổ nhiệm thêm nhiều cán bộ mới

Ngày 11/11, Bộ GD-ĐT công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ mới trong Bộ. Theo đó, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

Loạn sao chép trong trường ĐH

Được coi là cái nôi sinh ra những thành quả sáng tạo có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trường ĐH cũng là nơi mà nạn sao chép đang trở thành “căn bệnh” khó chữa

Yên Thuỷ: Hoàn thành 99% kế hoạch vốn kiên cố hoá trường lớp học năm 2010

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên (giai đoạn II) năm 2010, huyện Yên Thuỷ được phân bổ 33,6 tỷ đồng để kiên cố hoá 308 hạng mục công trình, gồm 255 phòng học, 53 phòng công vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục