Được coi là cái nôi sinh ra những thành quả sáng tạo có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trường ĐH cũng là nơi mà nạn sao chép đang trở thành “căn bệnh” khó chữa
Thời gian gần đây, không ít trường ĐH đã xảy ra các vụ xâm phạm quyền tác giả (luộc sách) khi biên soạn giáo trình, luận văn, luận án, nghiên cứu đề tài khoa học gây bức xúc trong giới khoa học và dư luận xã hội. Vấn đề được đặt ra trong một hội thảo về nghiên cứu khoa học vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức tại Hà Nội.
Không xét tốt nghiệp nếu vi phạm Nhằm hạn chế tình trạng sao chép, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã đề ra biện pháp đối phó bằng cách không công nhận tốt nghiệp đối với những sinh viên được xác định sao chép đến 70% luận văn của người khác. Trường hợp này khi bị phát hiện sẽ bị buộc thực tập lại và phải thi tốt nghiệp ở khóa sau. Đây là cách xử lý nghe có vẻ nghiêm nhưng thực tế không phải trường hợp nào cũng bị phát hiện nên khó có thể nói là mức độ hạn chế được đến đâu. PGS Ngô Thám, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, cho biết thời gian gần đây, Trường ĐH Kiến trúc đã kiên quyết không cho sinh viên mượn luận văn, đồ án về nhà để tránh sao chép. Khi bảo vệ luận văn, nếu phát hiện có sao chép, sinh viên sẽ không được tốt nghiệp. |
(HBĐT) - Năm 2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 55-CT/Tư “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, thiết thực.
Bộ chuẩn kiến thức kỹ năng từng được kỳ vọng sẽ giúp thầy và trò thoát khỏi gánh nặng kiến thức "mênh mông" trong sách giáo khoa lại đang khiến cả giáo viên lẫn học sinh khốn đốn.
Việc cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập kéo dài thời gian xét tuyển có thể sẽ tạo tiền lệ xấu là cứ không tuyển đủ chỉ tiêu, các trường lại xin và bộ sẽ “gia hạn” Một tháng sau hạn cuối (30-9) của việc tuyển sinh, nhiều trường ĐH, CĐ vẫn “đứng ngồi không yên” vì không tuyển đủ sinh viên (SV) cho năm học mới.
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo lần 4 thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập với nhiều quy định xa rời thực tế, thiếu khả thi
Ngày 9/11, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ thực hiện Quy chế công khai. Cụ thể như công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai tài chính.
(HBĐT) - Ngày 8/11, tại trường THCS Cửu Long (Lương Sơn), Sở GD&ĐT đã tổ chức cuộc “Giao lưu vở sạch, chữ đẹp và trình bày bảng lớp khoa học thẩm mỹ năm học 2010 - 2011”. Tham gia giao lưu có đại diện các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, các thầy cô giáo, học sinh viết chữ đẹp tiêu biểu của toàn tỉnh.