Sáng 14/11, tại Văn Miếu - Quốc tử giám, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tổ chức lễ công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) năm 2010.

 
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước trao giấy chứng nhận chức danh cho các tân GS, PGS.

Tân PGS trẻ nhất năm 2010 là Từ Diệp Công Thành, 32 tuổi, ngành Cơ học, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQGTPHCM.

Tân GS trẻ nhất đợt phong tặng này là GS Phạm Quang Trung, 46 tuổi, ngành Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và GS Nguyễn Văn Hiệp, ngành Ngôn ngữ học - ĐHQGHN.
 
PGS nhiều tuổi nhất năm nay là PGS Nguyễn Như Ất (75 tuổi, ngành Giáo dục, ĐHSP Thái Nguyên). GS nhiều tuổi nhất năm nay là GS Trần Đình Long - 64 tuổi, ngành Y học, Trường ĐH Y tế công cộng. Nữ GS trẻ tuổi nhất đợt phong tặng năm 2010 là GS Phạm Thị Ngọc Yến - 51 tuổi, ngành Điện, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Đặc biệt, có 3 tân PGS cùng 1 dòng họ được phong tặng đợt này, đó là PGS là Nguyễn Như Ất, giảng viên Trường ĐHSP Thái Nguyên; PGS Nguyễn Viết Ngoạn, hiệu trưởng ĐH Sài Gòn và PGS Nguyễn Thiện Nam, giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG HN.

Theo báo cáo của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, từ đợt công nhận đầu tiên năm 1980 đến nay, số GS, PGS được công nhận ở nước ta đang tăng từng năm. Với 578 GS, PGS mới được phong tặng năm nay, hiện cả nước đã có gần 9.000 GS và PGS, trong đó có 1.407 GS.

GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, cho biết: “Đợt xét năm 2010 có 941 hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, trong đó có 171 hồ sơ đăng ký xét chức danh giáo sư và 770 hồ sơ đăng ký xét chức danh PGS. Kết quả, Hội đồng chức danh GS Nhà nước đã công nhận 71 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS và 507 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh PGS. Số tân GS, PGS năm 2010 thuộc các trường ĐH giảm so với đợt xét năm 2009, nhưng lại tăng lên tại các Viện nghiên cứu và các đơn vị ngoài trường ĐH. Số GS, PGS ở độ tuổi trên 60 cũng giảm đi chút ít. Tỷ lệ nữ GS, PGS năm nay là 19,9% (năm 2009 là 28,2%). Tuy nhiên, số tân nữ GS năm nay có tăng lên (10 nữ GS so với 7 nữ GS năm 2009). Năm nay, có 2 tân GS và 4 tân PGS là người dân tộc, chiếm 1% tổng số".

GS Nhung cũng cho hay, bắt đầu từ năm 2011, một số tiêu chuẩn cho GS, PGS sẽ được nâng lên cao thêm một bước. Những yêu cầu mới này đã được thông báo công khai từ năm 2009. Một số sửa đổi, bổ sung, cải tiến đối với QĐ 71 và Thông tư 16 đang trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện từ đợt xét năm 2011. GS. Trần Văn Nhung cho biết thêm, những sửa đổi này là cần thiết và đây cũng chính là các đề nghị của đông đảo nhà giáo, nhà khoa học, các cơ sở GD ĐH để các tiêu chuẩn cho GS, PGS đi vào thực chất khoa học hơn, tránh bớt các ràng buộc có tính chất kỹ thuật, chú ý hơn đến các tài năng đặc biệt nhưng có thể còn thiếu một vài tiêu chuẩn, và quan trọng hơn là để dần hội nhập với các chuẩn mực khoa học của khu vực và quốc tế

.

                                                                                  Theo Dantri

Các tin khác

Công tác giáo dục Dân tộc trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện
Không có hình ảnh
Một tiết thực hành tin học tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Không có hình ảnh

Cảm động các thầy nhường nhau tiền cứu trợ

Từ Nha Trang (Khánh Hòa), các thầy cô giáo đã quyên góp được 20 triệu đồng để ủng hộ những đồng nghiệp khó khăn ở rốn lũ Can Lộc (Hà Tĩnh). Nhưng ngay sau buổi sáng nhận được tin mừng này, đến trưa, lũ lại tràn vào Nha Trang, gây thiệt hại về người và của.

Ðón nhận phần thưởng cao quý

Sáng 13-11, Trường đại học Ngoại ngữ (Ðại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập trường. Hiện nay, Trường đại học Ngoại ngữ có 19 ngành đào tạo đại học (ÐH) và chín ngành đào tạo sau ÐH.

"Nữ sinh viết thư hay nhất UPU" nhận giải thưởng tại Thụy Sĩ

Em Hồ Thị Hiếu Hiền, người đoạt giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế lần thứ 39 năm 2010 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức, đã được Tổng giám đốc UPU Edouard Dayan trao giải thưởng tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Bern, Thụy Sĩ ngày 12/11.

Liên hoan tiếng hát dân ca ngành GD&ĐT lần thứ nhất năm 2010.

(HBĐT)- Ngày 11/11, tại Nhà văn hoá huyện Kim Bôi, Sở GD&ĐT đã tổ chức Liên hoan tiếng hát dân ca ngành GD&ĐT lần thứ nhất năm 2010. Tham gia liên hoan có hơn 600 diễn viên không chuyên tiêu biểu trong phong trào văn hoá, văn nghệ đại diện cho hơn 9.000 giáo viên và 93.000 học sinh của các trường tiểu học, trung học cơ sở và PT DTNT trên địa bàn toàn tỉnh.

Phát huy truyền thống 40 năm, thi đua dạy tốt - học tốt xứng đáng với ngôi trường mang tên ngày sinh của Bác

(HBĐT) - Trường THPT 19-5 tiền thân là trường Thanh niên lao động vừa học, vừa làm được thành lập năm 1970, đóng tại Bãi Chạo, xã Tú Sơn (Kim Bôi) trên cơ sở tiếp quản trại giống của Ty Nông nghiệp. Nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, đạo đức cách mạng cho thanh niên các dân tộc trong tỉnh trở thành con người mới phát triển toàn diện, có văn hóa, kiến thức KH-KT trong LĐSX. Trường hoạt động theo phương thức vừa học, vừa làm tạo môi trường tốt để giáo dục, rèn luyện thanh niên.

Bát nháo chương trình liên kết: Trách nhiệm chính thuộc về Bộ GD-ĐT

GS Đào Trọng Thi (ảnh), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn của Thanh Niên xung quanh tình trạng lộn xộn trong liên kết đào tạo giữa các trường trong nước với các cơ sở giáo dục nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục