Sau hơn 1 tháng đăng quang cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Hà Nội (Imiss Thăng Long) năm 2010, nhận được nhiều lời mời tham gia hoạt động nghệ thuật nhưng Phạm Thị Thu Nga kiên quyết từ chối, cô tập bạn trung dồn mọi nỗ lực cho công việc học tập.
Thu Nga hiện là sinh viên lớp Anh 2, Khối 1, K47 khoa Tài chính ngân hàng, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Ngoài thành tích học tập tốt, cô gái đa tài này còn biết hát, múa, đóng kịch, kể chuyện... Sau khi đăng quang Imiss Thăng Long 2010, Thu Nga bận bịu hơn với nhiều hoạt động xã hội. Ước mơ của cô bạn là trở thành một cán bộ ngân hàng giỏi. Bởi vậy Thu Nga luôn cho rằng việc học với mình vẫn luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hãy cùng trò chuyện với Thu Nga để xem cuộc sống của cô bạn có gì đổi khác so với trước khi trở thành Hoa khôi sinh viên Hà Nội 2010.
Chào Thu Nga! Cho đến hiện nay thì cuộc sống của Nga có gì đổi khác so với trước đó?
Sau cuộc thi, có rất nhiều cơ hội mới mở ra cho mình. Được tham gia vào các hoạt động nghệ thuật cũng như các hoạt động xã hội, mình mong muốn có thể đại diện cho hình ảnh thế hệ thanh niên - sinh viên Hà Nội góp 1 phần công sức nhỏ bé, mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống xung quanh. Riêng cá nhân mình cũng muốn mang đến hình ảnh của 1 nữ sinh Hà Nội không chỉ thanh lịch, duyên dáng mà còn rất tự tin, năng động hòa nhập vào dòng chảy thời đại. Chưa thực sự nổi tiếng, nhưng cũng được biết đến nhiều hơn, mình luôn xem đây là động lực để hoàn thiện bản thân trong mắt mọi người.
Hiện tại việc học tập của Nga thế nào? Sau khi đăng quang chắc hẳn rất nhiều lời mời tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật của các tổ chức được gửi tới Nga? Nga có tham gia vai trò gì mới không?
Hiện tại, việc học tập của mình vẫn rất tốt, dù có hơi bận với các môn chuyên ngành. Sau cuộc thi, cũng có nhiều lời mời tham gia các hoạt động nghệ thuật đến với mình. Là người hướng ngoại, ham học hỏi nên mình cũng rất muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực. Nhưng rất tiếc quỹ thời gian có hạn nên mình phải rất cân nhắc khi nhận lời làm việc. Hiện tại chủ yếu mình tham gia chụp ảnh và 1 số công việc khác không đòi hỏi quá nhiều thời gian, không ảnh hưởng đến học tập. Với mình thì không có công việc nào quan trọng hơn việc học tập thật tốt vào lúc này.
Được biết Thu Nga mới tham gia đoàn công tác cứu trợ miền Trung cùng với một số bạn hoa khôi ở các trường đại học, Thu Nga chia sẻ gì về chuyến đi này? Đối với Thu Nga hoạt động từ thiện có ý nghĩa như thế nào?
Cuối tháng 10 vừa rồi, mình cùng 1 số bạn hoa khôi các trường đại học đã có chuyến đi ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung. Đây là một chuyến đi rất có ý nghĩa không chỉ đối với riêng mình mà còn với tất cả mọi người trong đoàn. Được tận mắt chứng kiến cuộc sống thiếu thốn vất vả của người dân miền Trung, mình thực sự rất xúc động. Đối với mình, hoạt động từ thiện trước hết phải xuất phát từ cái tâm hướng thiện và tấm lòng sẻ chia. Hy vọng sau chuyến đi miền Trung này, mình sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động từ thiện hơn nữa, góp 1 phần công sức nhỏ bé mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống xung quanh.
Dự định trong tương lai của Nga là gì?
Trong tương lai mình sẽ cố gắng để vừa đảm bảo việc học tập, vừa tích cực tham gia thêm nhiều hoạt động xã hội hơn nữa, để xứng đáng là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ năng động của thủ đô.
Cảm ơn Nga về cuộc trò chuyện thú vị!
(HBĐT) - Bà Hà Thị Loan, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện Lương Sơn cho biết: Sau Đại hội Hội khuyến học huyện lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2007 - 2012, các hoạt động của Hội đã tiếp tục được củng cố, mở rộng phong phú và đa dạng hơn.
32 tuổi, hiện là giảng viên khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa TP.HCM, PGS.TS Từ Diệp Công Thành đã từ chối mọi lời mời của các công ty, các trường đại học nước ngoài để quay về ngôi trường mình đã học tiếp tục “truyền lửa” cho thế hệ đàn em.
Ngày hôm qua, Trường đại học Y Hà Nôi tổ chức Ngày hội trường đầu tiên và kỷ niệm 108 năm Ngày thành lập. Ðây cũng là ngày cách đây 65 năm (năm 1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ khai giảng và phát bằng tốt nghiệp đại học của trường
Cơn lũ tràn qua, ngôi nhà của 4 chị em cũng chẳng có gì để cuốn đi. Ngôi nhà của của các em: Trần Thị Thảo, Trần Thị Quyên, Trần Thị Trang, Trần Thị Thương, ngoài thùng rỗng, quần áo rách, chăn màn cũ mèm, mốc meo và vài cái nồi không trong bếp thì không còn thứ gì đáng giá.
30 giáo viên tiêu biểu đoạt giải thưởng Võ Trường Toản năm nay, mỗi người đến với nghề giáo bằng một câu chuyện của số phận nhưng điểm chung là họ đều chấp nhận gắn bó và sống hết mình với nghề. Cô Huỳnh Thị Thanh Xuân (giáo viên Trường THCS Phú Mỹ, quận Bình Thạnh) đã lặng lẽ tìm ra hướng đi mới giúp học sinh hứng thú học văn trong suốt 34 năm qua.
Ở TPHCM, có những phụ huynh dốc sức mở trường để đứa con khuyết tật của họ và nhiều trẻ cùng cảnh ngộ được học hành. Ở đó, họ vừa là cha, là mẹ và cũng là giáo viên