Trường THCS thị trấn Kỳ Sơn có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tốt việc dạy và học.

Trường THCS thị trấn Kỳ Sơn có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tốt việc dạy và học.

(HBĐT) - Năm học 2006 - 2007 là năm đầu tiên toàn ngành GD&ĐT thực hiện CVĐ “hai không”. Cô Nguyễn Kim Oanh, Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Kỳ Sơn cho biết: Ngay từ khi mới phát động, nhà trường đã tuyên truyền, phổ biến đến giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh tích cực hưởng ứng.

 

Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện; tổ chức ký cam kết trách nhiệm; phân công cá nhân phụ trách từng mảng hoạt động. Sau mỗi học kỳ và từng năm học có sơ kết khen, chê rõ ràng. Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường đã triển khai thực hiện bằng các hoạt động cụ thể “dạy thật, học thật, thi thật, chất lượng thật”. Giáo viên nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn, ký duyệt giáo án đầu tuần, xây dựng nhiều chuyên đề ở các tổ bộ môn, làm thêm nhiều đồ dùng dạy học. Đặc biệt là tổ chức thi nghiêm túc, đổi mới cách ra đề theo chẵn, lẻ. Khi thi học kỳ lồng ghép chéo các lớp, cắt phách, chấm chéo giáo viên, vào điểm có sự giám sát của Ban giám hiệu. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với tổ chức đoàn, đội, các gia đình đi kiểm tra góc học tập và bàn biện pháp giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt. Rèn luyện cho học sinh có ý thức tự giác học bài, làm bài, chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường để không còn tư tưởng quay cóp, gian lận trong giờ kiểm tra.

 

Vì vậy, cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh và người dân trên địa bàn về giáo dục đã thay đổi rõ rệt, tạo thuận lợi để con học tốt, không còn quan niệm cứ đi học là sẽ được lên lớp như trước. Phụ huynh còn thường xuyên phối hợp với nhà trường quản lý chặt chẽ giờ giấc học tập, kiểm tra học bài ở nhà và phản ánh những sai sót của con em để kịp thời giúp đỡ, giáo dục. Bước vào năm học 2010 - 2011, nhà trường đã mua 6 suất BHYT, mỗi suất trị giá 180.000 đồng; tặng quần áo, quà cho các em. Theo Hiệu trưởng Nguyễn Kim Oanh, để thực hiện hiệu quả cuộc vận động “hai không”, cốt lõi nhất là có sự chung tay vào cuộc của tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh; kiểm tra thực hiện thường xuyên, nghiêm túc kết hợp với các phong trào, cuộc vận động khác.

 

Nhờ có những giải pháp tích cực, chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng cao, phản ánh đúng thực chất. Giáo viên phấn khởi tích cực trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, nhà trường có 28 giáo viên, trong đó có 20 giáo viên có trình độ đại học, 8 trình độ cao đẳng. Cán bộ, giáo viên đều sử dụng thành thạo, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy. Năm học 2007 - 2008 là năm thứ 2 thực hiện cuộc vận động, tỉ lệ học sinh giỏi của trường chiếm 12,7%, yếu 5,98%, đến năm học 2009 - 2010, tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên 17,2%, yếu giảm còn 2,2%. Trong tổng số 25 học sinh giỏi cấp tỉnh,  riêng trường THCS thị trấn Kỳ Sơn đã đạt 12 giải. Hàng năm có khoảng 30% học sinh lớp 9 thi đỗ vào hệ chuyên các trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, DTNT tỉnh, Công Nghiệp. Nhiều năm liên tục, trường giữ vững tiên tiến xuất sắc. Tháng 9/2010, trường vinh dự được công nhận là trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2010 - 2011, trường có 282 học sinh với 11 lớp. Đây là năm thứ 3 trường duy trì hệ chất lượng cao và phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao của huyện Kỳ Sơn.

 

                                                                                           Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH: Cần được chi rõ ràng

Phải có chính sách rõ ràng về kinh phí cho hoạt động kiểm định. Đó là phần lớn kiến nghị của 158 đại biểu đến từ 70 trường ĐH khu vực phía Nam dự hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học tổ chức tại TPHCM ngày 30/11

Nhiều địa phương “lười” báo cáo về trò chơi không lành mạnh

Ngày 30/11, Bộ GD-ĐT đã phải ra tiếp công văn nhắccác Sở GD-ĐT nộp báo cáo khảo sát thực trạng học sinh chơi trò chơi trực tuyến mà Bộ đã yêu cầu từ ngày 8/10/2010 và hạn cuối là ngày 25/10/2010 nhưng đến nay chưa có đơn vị nào báo cáo.

CNTT giúp "biến không thành có" trong giáo dục

"Biến không thành có" là cụm từ được nhắc tới nhiều trong hội nghị tổng kết việc triển khai chương trình dạy học Intel và ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học trong năm 2010, diễn ra tại Quảng Trị ngày 30/11.

Phải coi trọng tư vấn tâm lý học sinh

Đòi tự tử vì ba mẹ ly dị hay đã biết yêu từ tiểu học… là những tâm sự của học sinh (HS) với các chuyên viên tư vấn tâm lý trong trường học.

Cô giáo hết lòng với sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Trường Tiểu học thị trấn Bo (Kim Bôi) có 12 lớp với 286 em học sinh. 3 năm trở lại đây, nhà trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh, là 1 trong 2 trường có thư viện tiên tiến cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, dẫn đầu khối giáo dục tiểu học và đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ 1. những thành tích đó, ngoài sự nỗ lực cố gắng của hội đồng sư phạm nhà trường, phải kể đến công lao đóng góp không nhỏ của cô giáo Nguyễn Thị Hoài, Hiệu trưởng nhà trường.

Đoàn TN trường THPT Công Nghiệp - cơ sở đoàn vững mạnh

(HBĐT) - Đoàn TN Trường THPT Công Nghiệp hiện có trên 1.000 ĐV -TN, trong đó có hơn 400 đoàn viên, sinh hoạt tại 26 chi đoàn học sinh, 1 chi đoàn giáo viên. Cùng với bề dày 40 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường, Đoàn TN đã từng bước khẳng định vị trí trong phong trào dạy và học, là một trong những đơn vị dẫn đầu về phong trào đoàn khối THPT của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục