Tự ý lấy tiền ủng hộ cho học sinh nghèo để may đồng phục cho giáo viên, bà Lê Thị Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cẩm Mỹ (Hà Tĩnh) đã bị đình chỉ đến hết ngày 31/12/2010.
Quyết định đình chỉ công tác do ông Nguyễn Văn Tuần, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) ký. Với sai phạm nêu trên, bà Thanh tạm dừng điều hành công tác hiệu trưởng trong thời gian 1 tháng (từ ngày 1/12 đến 31/12/2010).
Trao đổi với PV trưa 8/12, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Khắc Hào cho hay, ông đã biết thông tin, nhưng hình thức xử lý kỷ luật cụ thể đã phân cấp cho UBND huyện.
"Tôi đã có chỉ đạo UBND huyện Cẩm Xuyên, nếu sự việc nêu ra là đúng sự thật thì bà Thành không đủ tư cách làm quản lý. Do đó nên cách chức Hiệu trưởng" - ông Hào nói.
Thông tin đăng tải trên báo Đất Việt, sau đợt lũ lụt tháng 10 vừa qua, một Công ty cổ phần Dược đóng trên địa bàn Hà Nội đã hỗ trợ cho các học sinh nghèo học giỏi của Trưởng Tiểu học Cẩm Mỹ (Hà Tĩnh) 40 phong bì. Mỗi phong bì có trị giá 200.000 đồng.
40 phong bì đã được mang về trường để trao cho học sinh ngày 17/11, nhưng vì trời mưa không thể tổ chức trao tập thể, nhà tài trợ trao tượng trưng 5 em. 35 phong bì còn lại được gửi cho bà Lê Thị Thành, Hiệu trưởng nhà trường.
Sau khi nhà tài trợ về, bà Thành gọi 5 em đã nhận phong bì của nhà tài trợ và thu lại hết các phong bì. Khi một số giáo viên hỏi mỗi phong bì được bao nhiêu thì bà Thành nói chỉ có thư động viên các em chứ không có tiền .
Hôm sau, bà hiệu trưởng đã giao phó hiệu trưởng nhà trường lấy số vở của các đoàn tài trợ trước đó còn cất trong kho phát cho 40 em nói trên, mỗi em nhận được 10 cuốn và giải thích đó là quà của đoàn công ty dược ở Hà Nội tặng.
Tuy nhiên, một số phụ huynh nghi ngờ nên yêu cầu nhà trường công khai khoản tiền mà công ty dược đã tài trợ các em học sinh. Tuy nhiên, hiệu trưởng đã không công khai số tiền đó mà quyết định lấy khoản tiền ấy chi cho mỗi giáo viên 100.000 đồng để "may đồng phục".
Sáng 28/11, tại phiên họp bất thường của hội phụ huynh với hội đồng giáo viên bà Lê Thị Thành đã nhận khuyết điểm là chi sai nguyên tắc và hứa sẽ hoàn trả số tiền đó.
Ông Nguyễn Khắc Hào cho biết, hiện vụ việc đang được các đơn vị chức năng điều tra làm rõ.
Theo Laodong
Chiều 7-12, BGH Trường THPT Hàng hải (Hải Phòng) đã có văn bản báo cáo Sở Giáo dục- Đào tạo thành phố Hải Phòng về việc cô Hoàng Thị N., giáo viên thỉnh giảng của trường phát ngôn thiếu chuẩn mực khi đứng trước học sinh.
Đà Nẵng không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc tại các cơ quan đơn vị thuộc bộ máy nhà nước có đúng luật không? Trái ngược với ý kiến cho rằng văn bản của Đà Nẵng đang vi phạm luật hoặc được ban hành trong một phút lơ đễnh không đối chiếu với luật liên quan, ý kiến dưới đây khẳng định Đà Nẵng không làm sai.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Từ thực tế nhiều năm qua thấy rằng, bất cứ trường nào, nếu muốn đạt được các kết quả tốt về phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt”, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào; giữ vững kỷ cương, nền nếp, một trong những điều kiện cần là phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi. Nhiều trường ở Mai Châu khẳng định được mình cũng từ vai trò đáng kể của đội ngũ này.
Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành trẻ em, học trò đánh nhau liên tiếp xảy ra khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, xót xa. Câu hỏi làm thế nào để chống bạo hành và bạo lực học đường đã được các chuyên gia tư vấn tâm lý, quản lý giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em trả lời trong buổi giao lưu trực tuyến “Chống bạo hành trẻ em và bạo lực học đường” do Báo SGGP tổ chức ngày 6-12.
Ngày 6/12, hơn 300 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia giáo dục của Hiệp hội các trường ĐH Á - Âu, UNESCO và Việt Nam đã tham dự diễn đàn "Việt Nam: Học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập".
Thông thường, phụ huynh rất nóng ruột khi thấy con bị người khác bắt nạt nên một số đã đánh các học sinh bắt nạt con mình hay thúc giục con đánh trả. Những hành động này đều sai lầm