Chiều 7-12, BGH Trường THPT Hàng hải (Hải Phòng) đã có văn bản báo cáo Sở Giáo dục- Đào tạo thành phố Hải Phòng về việc cô Hoàng Thị N., giáo viên thỉnh giảng của trường phát ngôn thiếu chuẩn mực khi đứng trước học sinh.

 

Theo lãnh đạo Trường THPT Hàng hải, nguyên nhân của vụ việc là “do cô N. chưa nghiêm túc, tác phong sư phạm chưa chuẩn mực, trong khi học sinh thiếu ý thức tôn trọng giáo viên, không lường trước được hậu quả khi quay clip và chuyền tay nhau”.

Nhà trường đã yêu cầu cô N. cùng tập thể lớp 12A2 tường trình sự việc, kiểm điểm. Đồng thời phân công giáo viên khác dạy môn tin học thay cho cô N. Có tin, nhà trường sẽ tiếp tục xem xét và có hình thức xử lý đối với cô N. trong những ngày tới.

Trước đó, vào tiết thứ 5, (ngày 29-11) tại lớp 12A2, một số học sinh có hành động không đúng khiến cô N. không kiềm chế được, và đã có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh.

Một học sinh trong lớp dùng điện thoại di động quay lại cảnh đó.

Cô Hoàng Thị N. công tác chính thức tại Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Y Hải Phòng và tham gia dạy thêm môn tin học ngoài giờ hành chính cho khối lớp 12 tại Trường THPT Hàng hải

Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Thức, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hải Phòng cho biết, cô Hoàng Thị N. là cán bộ thư viện của nhà trường, do có trình độ tin học nên tham gia làm giáo viên thỉnh giảng tại trường THPT Hàng hải.

Trước việc này, lãnh đạo Trường Đại học Y Hải Phòng đã phê bình cô Ngọc và rút kinh nghiệm trong toàn trường.

 

                                                                                        Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thị trấn Mai Châu có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng phong trào thi đua
Hình ảnh trong video clip vụ bạo hành học đường xảy ra tại một trường THPT ở Hà Nội đầu năm 2010
Không có hình ảnh

Giúp trẻ hết bị bắt nạt

Thông thường, phụ huynh rất nóng ruột khi thấy con bị người khác bắt nạt nên một số đã đánh các học sinh bắt nạt con mình hay thúc giục con đánh trả. Những hành động này đều sai lầm

Ðào tạo nhân lực theo nhu cầu ngành Tài nguyên - Môi trường

Ngày 6-12, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tại ba điểm cầu tại Hà Nội, Ðà Nẵng và TP Hồ Chí Minh về Ðào tạo nhân lực theo nhu cầu ngành TN-MT. Gần 800 đại biểu đại diện cho các tổ chức quốc tế và các cơ quan có liên quan dự hội nghị.

Trên 30% trường học chưa có cán bộ y tế chuyên trách

Thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu kinh phí, cơ sở vật chất còn thấp kém… là những khó khăn mà lĩnh vực công tác y tế trường học đang gặp phải.

Thả nổi giáo dục mầm non: Lo ngọn, quên gốc

Một bậc học lẽ ra phải được sự đầu tư lớn trong hệ thống giáo dục lại bị buông lỏng khiến trẻ em ở lứa tuổi mầm non chịu nhiều thiệt thòi.

“Cấm cửa” hệ tại chức là không công bằng

Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn PV Thanh Niên xung quanh việc UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện chỉ đạo không tiếp nhận mới sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước. Ông nói:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

(HBĐT) - GD& ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đây chính là quan điểm xã hội hoá giáo dục, thể hiện trên hai mặt toàn dân học tập và toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục, toàn dân làm giáo dục và xây dựng một xã hội học tập. Mọi người đều được học tập suốt đời, có sự phối hợp của nhiều ngành, cơ quan, đoàn thể cùng tham gia; tích cực đóng góp trí tuệ và nhân tài, vật lực cho GD&ĐT. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục