Ngày 6/12, hơn 300 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia giáo dục của Hiệp hội các trường ĐH Á - Âu, UNESCO và Việt Nam đã tham dự diễn đàn "Việt Nam: Học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập".
Trong đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011 - 2020 đang được hoàn thiện, học tập suốt đời vừa được coi là mục tiêu, vừa là giải pháp để xây dựng xã hội học tập (XHHT). Việt Nam sẽ đảm đảo các điều kiện cần thiết để mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, suốt đời.
Chính vì vậy, Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn được phối hợp với ASEM và UNESCO Hà Nội đăng cai tổ chức Diễn đàn Học tập suốt đời (HTSĐ) để cùng làm rõ khái niệm và vai trò của HTSĐ trong quá trình xây dựng xã hội học tập nhằm hỗ trợ việc hoạch định chính sách HTSĐ của quốc gia và khu vực; chia sẻ các hoạt động hiệu quả trong việc triển khai chiến lược HTSĐ giữa các quốc gia của ASEM; xây dựng một không gian mở cho việc chia sẻ các nghiên cứu, phát hiện các ý tưởng mới, phát triển các khung pháp lý, tổ chức và tài chính giữa các quốc gia ASEM và các nước trong 2 khu vực; thúc đẩy hợp tác học thuật trong lĩnh vực nghiên cứu HTSĐ giữa các trường đại học ASEM; xác định các vấn đề hiện trạng cơ sở trong bối cảnh chính trị, văn hóa xã hội, những thuận lợi và rào cản đối với phát triển HTSĐ, nhằm mang lại cơ hội HTSĐ cho mọi người; tăng cường liên kết giữa các nhà nghiên cứu và các chính trị gia của 2 khu vực để phát triển các chính sách trong tương lai và mở rộng các hoạt động triển khai HTSĐ.
Phó Thủ tướng hy vọng rằng, từ diễn đàn này, các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ tìm được cho mình những giải pháp phù hợp để thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống HTSĐ, xây dựng XHHT.
Đặc biệt, Hội đã phối hợp với ngành giáo dục xây dựng được hơn 9.600 Trung tâm Học tập cộng đồng, chiếm hơn 90% tổng số xã, phường trong cả nước - một thiết chế giáo dục cộng đồng, cơ sở học tập thường xuyên ngoài xã hội cho người lớn.
Những năm qua, Hội đã xây dựng và phát triển Quỹ khuyến học, tranh thủ sự đóng góp của nhiều nhà hảo tâm, các doanh nhân, các đoàn thể, các tổ chức và lực lượng xã hội, các đơn vị lực lượng, vũ trang... mỗi năm cấp học bổng cho 2-2,5 triệu lượt học sinh nghèo.
Ngoài việc hỗ trợ bằng tiền, nhiều nhà hảo tâm còn ủng hộ bằng hiện vật, đặc biệt là đã hiến hàng ngàn mét vuông đất xây trường mầm non, trường nội trú, trường bán trú dân nuôi, trường phổ thông, tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hiện tổng số tiền trong các loại quỹ khuyến học, tính đến đầu năm 2010, có trên dưới 684,908 tỷ đồng Việt Nam.
Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cũng đã xây dựng thành công Đề tài khoa học cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao về “Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam” được Hội đồng cấp Nhà nước đánh giá xuất sắc.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Việt Nam tiếp tục xây dựng XHHT giai đoạn 2011-2020 với những tiêu chí cơ bản là đảm bảo các điều kiện cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, HTSĐ góp phần nâng cao dân trí, năng lực công dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Trong đó, HTSĐ được coi vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để xây dựng XHHT. Với tiêu chí đó, quan niệm về XHHT phải được mở rộng và tiếp cận sâu với 5 trụ cột của học tập “học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống, học để quan tâm đến hành tinh”.
Theo DanTri
Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn PV Thanh Niên xung quanh việc UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện chỉ đạo không tiếp nhận mới sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước. Ông nói:
(HBĐT) - GD& ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đây chính là quan điểm xã hội hoá giáo dục, thể hiện trên hai mặt toàn dân học tập và toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục, toàn dân làm giáo dục và xây dựng một xã hội học tập. Mọi người đều được học tập suốt đời, có sự phối hợp của nhiều ngành, cơ quan, đoàn thể cùng tham gia; tích cực đóng góp trí tuệ và nhân tài, vật lực cho GD&ĐT. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, đất nước.
(HBĐT) - Năm học vừa qua, thầy và trò trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) đã vượt qua khó khăn để nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Ngày 2/12, Bộ GD-ĐT ban hành quyết định về quy trình cấp phát Phôi văn bằng, chứng chỉ (VBCC). Theo đó, Phôi VBCC sẽ do Bộ trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất, dán tem, cấp phát, hủy, xử lý hồ sơ cấp phát phôi VBCC cho các cơ sở GD-ĐT.
Sinh viên nhiều trường ĐH phải “trực chiến” bên máy tính nhiều ngày liền chỉ để thực hiện được việc đăng ký học phần (môn học) qua mạng Internet.
Chủ trương di dời các trường ĐH ra ngoại thành có từ năm 2007 nhưng đến thời điểm này thực tế triển khai gặp phải vô vàn khó khăn và không biết bao giờ mới thực hiện được.