Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thị trấn Mai Châu có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng phong trào thi đua

Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học thị trấn Mai Châu có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng phong trào thi đua "dạy tốt - học tốt"

(HBĐT) - Đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Từ thực tế nhiều năm qua thấy rằng, bất cứ trường nào, nếu muốn đạt được các kết quả tốt về phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt”, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào; giữ vững kỷ cương, nền nếp, một trong những điều kiện cần là phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi. Nhiều trường ở Mai Châu khẳng định được mình cũng từ vai trò đáng kể của đội ngũ này.

 

“Cán bộ nào phong trào ấy”, điều đó vẫn luôn phù hợp với điều kiện của sự nghiệp giáo dục vùng cao Mai Châu còn nhiều gian khó. Tại các điểm trường ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào Mông hay vùng lòng hồ sông Đà…đội ngũ cán bộ quản lý là gạch nối giữa trường với Phòng GD&ĐT huyện, với các cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Chỉ có tham mưu đúng, trúng phù hợp với điều kiện địa phương, mới có thể  có những hoạch định, giải pháp đúng. Vì thế, trên cơ sở những định hướng của các cấp ủy, chính quyền, ngành GD&ĐT huyện đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Phó phòng GD&ĐT huyện cho biết: “ngành đã triển khai sâu rộng chỉ thị số 40-CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn ngành, đồng thời tiến hành đồng bộ nhiều chương trình công tác nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Để có đội ngũ cán bộ quản lý “vừa hồng, vừa chuyên”, ngành đã phối hợp với các ngành hữu quan ở huyện thường xuyên có các đợt kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ; có các động thái đúng mức trong bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đồng thời miễn nhiệm số cán bộ quản lý chưa đạt yêu cầu (trong nhiệm kỳ 2005-2010 đã miễn nhiệm 11 hiệu trưởng, hiệu phó còn nhiều hạn chế và 5 cán bộ quản lý khác do hoàn cảnh). Hàng năm, ngành đều tạo điều kiện cho đội ngũ theo học các chương trình đào tạo nâng chuẩn về chuyên môn; theo học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị tại huyện. Đến nay, 90% số cán bộ quản lý (trong tổng số 146 cán bộ quản lý) được theo học chương trình bồi dưỡng 3 tháng cho cán bộ quản lý tại trường Cao đẳng sư phạm tỉnh. Trong 5 năm lại đây, hàng năm, 100% cán bộ quản lý được theo học các lớp bồi dưỡng hè. Bên cạnh đó, trên 30% số hiệu trưởng, hiệu phó được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm quản lý tại nhiều huyện, thành phố trong tỉnh như Tân Lạc, thành phố Hòa Bình, Lạc Thủy hoặc mô hình ở nước ngoài(dự án liên kết Việt Nam-Singapore).

  

Với những nỗ lực từ nhiều phía, tại thời điểm này, đội ngũ hiệu trưởng, hiệu phó tại các trường đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 100% số cán bộ quản lý đều đã đạt chuẩn, trong đó, số vượt chuẩn đạt 41%. Hầu hết đội ngũ này đều qua các lớp sơ cấp chính trị (trong đó có 20 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị). Thực tế cho thấy, khá nhiều trường (trong số 66 trường mầm non, tiểu học, THCS và phổ thông cơ sở) đã,đang từng bước khẳng định được mình bằng chất lượng giáo dục. Nơi vùng cao Noong Luông, Pù Bin, một thời bộc lộ không ít những yếu kém về kỷ cương, nền nếp, chất lượng xã hội hóa giáo dục. Hiện nay, do có đội ngũ cán bộ quản lý không chỉ hiểu công việc, nắm vững địa bàn (các hiệu trưởng Dương Minh Đức, Lê Thanh Trọng) mà còn có phương pháp lãnh đạo nên từng bước “vực” phong trào lên tầm mới. Trường THCS Pù Bin, Noong Luông đã giảm được tình trạng học sinh bỏ học; THCS Pù Bin có học sinh giỏi cấp huyện. Trường mầm non Hoa Ban và các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Chiềng Châu, thị trấn, Tòng Đậu, Nà Phòn, Đồng Bảng) luôn giữ vững tốp đầu của huyện, trong đó có trường nằm trong tốp trường xuất sắc cấp tỉnh đều có xuất phát điểm tốt: đội ngũ cán bộ quản lý năng động, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tốt. Thầy Phạm Văn Thủy (hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Mai Châu) cho rằng: “ Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu để hoàn thiện mình (về chuyên môn, trình độ quản lý, nắm bắt được công nghệ thông tin…), đồng thời, luôn học hỏi để công tác quản lý luôn toàn diện, có chiều sâu. Ngay việc không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, phân công giáo viên đúng người, đúng việc cũng là một vấn đề…”. Từ những cố gắng chung, trong đó, có đóng góp của đội ngũ quản lý, năm học 2009-2010, Nhà trường tiếp tục đạt được những kết quả tốt về chất lượng. Số học sinh giỏi chiếm 38,7%(học sinh tiên tiến chiếm 40,2%); có 13 em đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Các trường khác trên địa bàn như THCS thị trấn, THCS Nguyễn Tất Thành, THCS Chiềng Châu tạo dựng được nền nếp dạy và học trong nhiều năm qua cũng bắt đầu từ những đóng góp cụ thể của đội ngũ quản lý./.

                                                                                                

 

 

                                                                                              Bùi Huy   

Các tin khác

Hình ảnh trong video clip vụ bạo hành học đường xảy ra tại một trường THPT ở Hà Nội đầu năm 2010
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trên 30% trường học chưa có cán bộ y tế chuyên trách

Thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu kinh phí, cơ sở vật chất còn thấp kém… là những khó khăn mà lĩnh vực công tác y tế trường học đang gặp phải.

Thả nổi giáo dục mầm non: Lo ngọn, quên gốc

Một bậc học lẽ ra phải được sự đầu tư lớn trong hệ thống giáo dục lại bị buông lỏng khiến trẻ em ở lứa tuổi mầm non chịu nhiều thiệt thòi.

“Cấm cửa” hệ tại chức là không công bằng

Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn PV Thanh Niên xung quanh việc UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện chỉ đạo không tiếp nhận mới sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước. Ông nói:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

(HBĐT) - GD& ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đây chính là quan điểm xã hội hoá giáo dục, thể hiện trên hai mặt toàn dân học tập và toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục, toàn dân làm giáo dục và xây dựng một xã hội học tập. Mọi người đều được học tập suốt đời, có sự phối hợp của nhiều ngành, cơ quan, đoàn thể cùng tham gia; tích cực đóng góp trí tuệ và nhân tài, vật lực cho GD&ĐT. Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, đất nước.

Trường THCS Lý Tự Trọng: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(HBĐT) - Năm học vừa qua, thầy và trò trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) đã vượt qua khó khăn để nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.

Bộ GD-ĐT tăng cường siết chặt quản lý phôi bằng, chứng chỉ

Ngày 2/12, Bộ GD-ĐT ban hành quyết định về quy trình cấp phát Phôi văn bằng, chứng chỉ (VBCC). Theo đó, Phôi VBCC sẽ do Bộ trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất, dán tem, cấp phát, hủy, xử lý hồ sơ cấp phát phôi VBCC cho các cơ sở GD-ĐT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục