Không gian xanh rất lý tưởng của Trường ĐH Bách khoa TPHCM.
30 diễn giả và hơn 150 khách mời từ nhiều quốc gia vừa tham gia một hội thảo quốc tế tổ chức tại TPHCM để phân tích “Điều gì tạo nên một trường ĐH xanh tại Việt Nam?”
Khái niệm ĐH xanh xuất hiện vào năm 1990, khi lãnh đạo 22 trường ĐH hàng đầu thế giới họp tại Pháp và cùng ký vào bản tuyên bố Talloires, gồm một chương trình hành động nhằm định hướng cho các trường ĐH hướng đến sự bền vững trong bối cảnh thế giới lo ngại tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Xu thế phát triển ĐH theo hướng “xanh” hiện đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Tiến trình xây dựng ở từng nước cũng có những thuận lợi và thách thức khác nhau. |
Gắn sinh viên với cộng đồng Để củng cố tính bền vững của một ĐH xanh, hầu hết các diễn giả đều cho rằng tính bền vững của trường ĐH phải gắn liền với cộng đồng, xã hội. Trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu đều phải nhắm vào mục tiêu phục vụ xã hội, sự bền vững của xã hội. Làm sao để mối quan hệ giữa sinh viên với cộng đồng phải bền vững, khắng khít. Chỉ có như vậy sinh viên mới thực sự thấu hiểu sự phát triển, thay đổi, xu hướng của xã hội để có thể tiên phong trong nghiên cứu phục vụ lợi ích xã hội.
GS Lloyd Armstrong ĐH Nam California (Hoa Kỳ) cho biết thêm sự gắn kết giữa sinh viên với cộng đồng là sự gắn kết thông tin hai chiều: “Sinh viên đi vào cộng đồng để tham gia các dự án, thông qua đó sẽ cập nhật thông tin và giúp nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Ngược lại, cộng đồng sẽ giúp sinh viên hiểu biết về các vấn đề khó khăn có thực, những khó khăn ấy chưa hẳn có trong sách vở”. |
Chính phủ Hoa Kỳ vừa thông báo chương trình học bổng thạc sĩ Fulbright năm học 2012-2013. Học bổng bao gồm toàn bộ học phí, trợ cấp hàng tháng, vé máy bay khứ hồi đến Hoa Kỳ và bảo hiểm y tế. Đối tượng tham gia chương trình là công dân Việt Nam đã tốt nghiệp ĐH, có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc. Ứng viên có thể tìm hiểu thông tin chi tiết tại website www.vietnam.usembassy.gov/fvst.html.
Chiều 7-12, BGH Trường THPT Hàng hải (Hải Phòng) đã có văn bản báo cáo Sở Giáo dục- Đào tạo thành phố Hải Phòng về việc cô Hoàng Thị N., giáo viên thỉnh giảng của trường phát ngôn thiếu chuẩn mực khi đứng trước học sinh.
Đà Nẵng không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc tại các cơ quan đơn vị thuộc bộ máy nhà nước có đúng luật không? Trái ngược với ý kiến cho rằng văn bản của Đà Nẵng đang vi phạm luật hoặc được ban hành trong một phút lơ đễnh không đối chiếu với luật liên quan, ý kiến dưới đây khẳng định Đà Nẵng không làm sai.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Từ thực tế nhiều năm qua thấy rằng, bất cứ trường nào, nếu muốn đạt được các kết quả tốt về phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt”, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào; giữ vững kỷ cương, nền nếp, một trong những điều kiện cần là phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi. Nhiều trường ở Mai Châu khẳng định được mình cũng từ vai trò đáng kể của đội ngũ này.
Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành trẻ em, học trò đánh nhau liên tiếp xảy ra khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, xót xa. Câu hỏi làm thế nào để chống bạo hành và bạo lực học đường đã được các chuyên gia tư vấn tâm lý, quản lý giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em trả lời trong buổi giao lưu trực tuyến “Chống bạo hành trẻ em và bạo lực học đường” do Báo SGGP tổ chức ngày 6-12.
Ngày 6/12, hơn 300 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia giáo dục của Hiệp hội các trường ĐH Á - Âu, UNESCO và Việt Nam đã tham dự diễn đàn "Việt Nam: Học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập".