Bộ GD - ĐT vừa công bố dự thảo quy định về điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để lấy ý kiến đóng góp.
Ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng (KĐCL), Bộ GD-ĐT cho biết: dự thảo này ra đời sau khi Bộ có quyết định phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 - 2020.
Theo Đề án này, đến đến hết năm 2012, có ít nhất 3 tổ chức KĐCL giáo dục của Nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động. Giai đoạn 2016-2020, cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập các tổ chức KĐCL giáo dục.
Theo dự thảo, các tổ chức KĐCL giáo dục sẽ do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập hoặc cho phép thành lập. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân, có tên riêng, tài khoản và con dấu riêng, có trụ sở giao dịch ổn định. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nộp hồ sơ cho Bộ GD-ĐT.
Ở Hoa Kỳ, tất cả các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đều không thuộc Nhà nước. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của các nước trong khu vực đi vào hoạt động trong 20 năm gần đây đều do Nhà nước thành lập.
Ông Phạm Xuân Thanh cho biết số lượng những người làm trong ngành giáo dục được đào tạo chính quy về kiểm định chất lượng ở nước ngoài đếm trên đầu ngón tay. Đến năm 2002, cả nước mới có khoảng 12 người được đào tạo bậc thạc sĩ về đo lường và đánh giá ở nước ngoài. Đến nay, con số này có thể tăng lên nhưng so với nhu cầu sắp tới thì còn thiếu trầm trọng.
Viện đảm bảo chất lượng giáo dục (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng có đào tạo thạc sĩ chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục, nhưng cho tới nay cũng mới có khoảng 2 khoá tốt nghiệp.
Được biết, mục tiêu Bộ GD-ĐT đề ra trong các năm 2013-2020 là mỗi năm đào tạo 200 chuyên gia đánh giá ngoài.
Theo VietNamnet
Giải Sinh viên văn - thể - mỹ khu vực Hà Nội năm nay do Bộ GD-ĐT, Tổng cục TDTT, LĐBĐ Việt Nam và Công ty Truyền thông đa phương tiện Lasata phối hợp tổ chức, dưới sự tài trợ của nhãn hàng Trà xanh có ga Ikun sẽ diễn ra từ ngày 12-12-2010 đến 2-1-2011 tại Nhà thi đấu Gia Lâm.
Nhiều giáo viên đang truyền cho nhau địa chỉ các trang mạng giáo dục cung cấp bài giảng điện tử miễn phí để tải về sử dụng, dù biết là chưa qua thẩm định bởi một hội đồng khoa học nào
Chính phủ Hoa Kỳ vừa thông báo chương trình học bổng thạc sĩ Fulbright năm học 2012-2013. Học bổng bao gồm toàn bộ học phí, trợ cấp hàng tháng, vé máy bay khứ hồi đến Hoa Kỳ và bảo hiểm y tế. Đối tượng tham gia chương trình là công dân Việt Nam đã tốt nghiệp ĐH, có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc. Ứng viên có thể tìm hiểu thông tin chi tiết tại website www.vietnam.usembassy.gov/fvst.html.
Chiều 7-12, BGH Trường THPT Hàng hải (Hải Phòng) đã có văn bản báo cáo Sở Giáo dục- Đào tạo thành phố Hải Phòng về việc cô Hoàng Thị N., giáo viên thỉnh giảng của trường phát ngôn thiếu chuẩn mực khi đứng trước học sinh.
Đà Nẵng không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc tại các cơ quan đơn vị thuộc bộ máy nhà nước có đúng luật không? Trái ngược với ý kiến cho rằng văn bản của Đà Nẵng đang vi phạm luật hoặc được ban hành trong một phút lơ đễnh không đối chiếu với luật liên quan, ý kiến dưới đây khẳng định Đà Nẵng không làm sai.
(HBĐT) - Đồng chí Hà Văn Cươm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Từ thực tế nhiều năm qua thấy rằng, bất cứ trường nào, nếu muốn đạt được các kết quả tốt về phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt”, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào; giữ vững kỷ cương, nền nếp, một trong những điều kiện cần là phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi. Nhiều trường ở Mai Châu khẳng định được mình cũng từ vai trò đáng kể của đội ngũ này.