Trẻ em khuyết tật chịu nhiều thiệt thòi khi phải đối mặt với sự phân biệt, đối xử ngay trong gia đình, xã hội và cộng đồng. Vì vậy, giáo dục hòa nhập được coi là xu hướng chung của phần lớn các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam.
Theo Phó Giám đốc Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục Nguyễn Thị Thái, trong điều hành các hoạt động trường học, giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập là con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, nhất là quyền được giáo dục. Trẻ khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những học sinh khác và cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống - đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em khuyết tật được tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng và có chất lượng. Để có một cuộc sống hòa nhập với trẻ em khuyết tật thì gia đình, nhà trường phải tạo mọi điều kiện để các em được cắp sách đến trường, được học tập, hoạt động, tham gia các phong trào như mọi trẻ em khác ở trong nhà trường. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù...
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật... Tuy nhiên bằng những cố gắng của ngành giáo dục trong những năm qua, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Nhận thức của các địa phương, nhất là đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có sự chuyển biến rõ rệt, giúp cho nhiều trẻ em khuyết tật được tiếp nhận, chăm sóc và giáo dục tại hệ thống các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiều thầy giáo, cô giáo không quản ngại khó khăn, vất vả dành tâm huyết, tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm của mình cho các em học sinh bị thiệt thòi. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 63 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Công tác giáo dục trẻ khuyết tật cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Năm học 2009 - 2010, số trẻ khuyết tật độ tuổi mầm non học hòa nhập là 15.349, đạt tỷ lệ 62,8% tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi. Có 290 nghìn học sinh tiểu học, THCS khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục phổ thông; 7.583 học sinh khuyết tật học tại 106 cơ sở giáo dục chuyên biệt. Đặc biệt, để cụ thể hóa những mục tiêu cũng như tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29-12-2009 về quy định giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn góp phần gỡ 'nút thắt', thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường
Theo ND
Chiều 14/12, Bộ GD-ĐT và Đại sứ quán Đan Mạch đã ký kết thỏa thuận về Dự án hỗ trợ giáo dục mỹ thuật tiểu học giai đoạn 2011 - 2015 với số tiền tương đương 700.000 USD. Đặc biệt, số tiền này Đan Mạch hỗ trợ không hoàn lại.
Trong cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2011 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, đối với các môn thi 1 buổi thì cấu trúc của đề thi giữ nguyên như năm 2010. Đối với các môn thi 2 buổi thì cấu trúc của đề thi có thay đổi.
(HBĐT) - Ngày 14/12, Hội LHPN tỉnh đã khai giảng lớp sơ cấp công tác phụ nữ khoá II năm 2010. tham gia lớp học có 65 cán bộ Hội các xã, phường, thị trấn.
(HBĐT) - Trong hai ngày 9,10/12, trường THKT-KT Hoà Bình phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện: Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc mở 4 lớp trung cấp hệ chính quy với 270 học sinh.
(HBĐT) - Trong 5 năm lại đây, chất lượng giáo dục huyện Cao Phong đã có những bước chuyển nhất định. Cùng với thành tựu chung của giáo dục Mường Thàng trong phong trào thi đua “Hai tốt”, thực hiện có hiệu quả các CVĐ, trong đó có CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là sự trưởng thành, lớn lên của đội ngũ nhà giáo.
Thực trạng của nền giáo dục và đào tạo (GD - ÐT), những thách thức đang đặt ra đối với nền GD - ÐT nước nhà; mục tiêu của GD - ÐT đến năm 2010 và các năm tiếp theo; trong đó có những nội dung và cách thức đổi mới của nền GD - ÐT cần tiến hành để phát triển đến năm 2020... Ðó là một trong những nội dung của Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) của Liên minh châu Âu đã và đang góp phần tháo gỡ, giải quyết dần từng bước nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GD - ÐT.