Chấp nhận làm công việc trái chuyên môn, nhiều giáo viên tại TPHCM nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được đứng trên bục giảng

 

Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm TPHCM, có kinh nghiệm dạy 2 năm tại một trường THPT ở Quảng Bình, thế nhưng khi vào TPHCM tìm việc, suốt một năm trời, chị Dương Thị Hương lại lao đao với nghề sư phạm mình đã chọn.

 
Tủi phận hạng hai
 
Xin vào trường công chẳng được, trường tư cũng không xong, cuối cùng, chị Hương phải bằng lòng làm giáo viên (GV) quản nhiệm tại một trường tư thục ở quận Gò Vấp - TPHCM.
 
“Ngày ngày đi qua lớp học, nhìn bục giảng, học trò mà tôi không khỏi chạnh lòng. Vậy mà công việc của mình lại là săm soi em nào đi học muộn, em nào không ngoan, em nào có biểu hiện yêu đương sớm...”- chị Hương ngậm ngùi.
 
Làm được vài tháng, tủi phận GV hạng hai, chị xin nghỉ việc. “Hiện tại, tôi đi dạy thêm buổi tối cho mấy em học THPT gần nhà. Tuy chẳng có danh phận gì nhưng còn được sử dụng tới kiến thức, bài giảng, còn thấy mình được là GV” - chị Hương chia sẻ.
 
Tương tự, khi nộp hồ sơ vào một trường THPT tại quận 11 - TPHCM, anh Th., GV môn hóa, nhận được câu trả lời: Trường chỉ thiếu nhân viên thư viện, nếu anh đồng ý thì làm.
 
“Tôi buộc phải đi tìm một việc khác để sống nhưng lúc nào cũng thấp thỏm dò hỏi nơi nào còn thiếu để xin dạy. Bạn bè đồng nghiệp gọi những người như tôi là GV “nằm vùng” bởi cứ phải dạt đi làm việc gì đó trước khi được đứng trên bục giảng”- anh Th. bộc bạch.
 
Tính đến nay, huyện Cần Giờ  - TPHCM có hai GV được phân công không đúng với cấp học khi được tuyển dụng. Ông Dương Văn Thư, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ, cho biết: “Hai GV này có bằng ĐH ngoại ngữ nhưng khi xin về huyện công tác, khối THPT đã đủ người nên họ được bố trí xuống dạy tại Trường THCS Thạnh An và THCS Cần Thạnh”.
 
 
Được đứng trên bục giảng là niềm mong ước, tự hào chính đáng của các thầy cô.
Trong ảnh: Cô và trò Trường Tiểu học Đuốc Sống, quận 1 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH


Ông Đặng Thái Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh An, tâm sự đa số GV tại trường đều có trình độ CĐ. Thuận lợi là những GV này gắn bó với trường lớp thường xuyên, chịu ra đảo công tác nhưng khó khăn cũng bắt đầu từ cấp học được đào tạo.
 
“Cách giảng dạy THCS khác với tiểu học. Vừa qua, khi một GV dạy lớp 1 nghỉ giữa chừng, trường buộc phải vận động cô giáo có kinh nghiệm dạy lớp 1 lâu năm đang dạy lớp 4 tại ấp Thiềng Liềng về thay thế. Lớp 1 là lớp nền tảng nên chúng tôi không dám để GV quen cách dạy ở bậc THCS đảm nhận”- ông Bình phân tích.
 
Lãng phí nguồn nhân lực
 
Thực tế, tại TPHCM, lượng cung và cầu GV hằng năm vẫn mất cân đối, “thiếu vẫn thiếu mà thừa vẫn thừa”. Một cán bộ ngành giáo dục phân tích trường thừa GV dạy văn nhưng thiếu GV dạy toán, vì thế nếu GV môn văn muốn xin vào trường buộc phải “làm tạm” một việc nào đó để chờ cơ hội.
 

Ước tính mỗi năm có gần 1.000 GV tại TPHCM nghỉ việc. Một cán bộ Sở GD-ĐT cho rằng nguyên nhân không phải chỉ ở lương bổng mà còn do môi trường làm việc không phù hợp, nhất là với những GV trẻ.

“Ngành giáo dục chỉ có thể thống kê được số GV đang giảng dạy không đúng với lúc họ được tuyển dụng. Nhưng liệu có thống kê được số GV đang phải làm những việc hoàn toàn không liên quan đến sư phạm hay không?” - vị cán bộ này băn khoăn.
 
Theo ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1 - TPHCM, trong quận không có trường hợp GV nào phải dạy trái với cấp học khi được tuyển dụng. Quận Tân Phú cũng vậy.
 
Tuy nhiên, một lãnh đạo phòng giáo dục thừa nhận điều này chưa phản ánh thực chất số GV đang phải làm trái chuyên môn. Nhiều GV tâm sự, họ mang tiếng GV nhưng phải làm những việc như: trông coi thiết bị dạy học, lo trà nước cho GV đứng lớp; thậm chí, khi có việc đột xuất còn làm thay bảo vệ trường... là điều chẳng ai muốn nhưng vì trót đam mê nghề nên chấp nhận làm tạm để chờ cơ hội.
 
Tuy nhiên, không ít GV nản lòng nên sau một thời gian đành chia tay nghề giáo. Một số GV làm lâu năm với những việc không tên, đến khi được quay lại bục giảng thì ngại ngần vì đã “lụt nghề”.
 
Bà Nguyễn Thị Kim Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lư, nhận xét: “Một cô giáo có chuyên môn là giảng dạy nhưng với lý do kinh phí không đủ để tuyển thêm nhân sự mà trường phân công cô kiêm thêm nhiệm vụ làm bảo mẫu, lau chùi nhà vệ sinh thì không những bất công mà còn lãng phí nguồn nhân lực”. một hiệu trưởng tại quận 4 - TPHCM nhìn nhận môi trường sư phạm vốn đã nhiều áp lực nên nếu lãnh đạo các trường và cả ngành giáo dục không tạo cơ hội cho những GV trẻ, cứ mãi hứa suông và “ém” họ vào những việc không liên quan đến bảng đen phấn trắng thì trong tương lai không xa, bài toán thiếu GV sẽ càng nan giải hơn.
 
 
 
                                                                                         Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một tiểu phẩm về phòng - chống tệ nạn ma túy của CLB phòng - chống tai - tệ nạn xã hội xâm nhập học đường
Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Y Dược TPHCM năm 2010
Không có hình ảnh

Thu nhập "khủng" từ đào tạo tại chức

Ngoài việc đảm nhiệm 260 tiết dạy tại trường và những tiết vượt giờ bắt buộc (do thiếu giảng viên), anh Th. , hiện đang giảng dạy tại một trong những trường ĐH lớn nhất tại Hà Nội, còn tham gia đứng lớp tại chức do trường tổ chức. Tuy không nói ra, nhưng nhẩm tính từ số lượng tiết học, giá thành... thì mỗi tháng, các giảng viên "chạy sô" dạy tại chức cũng có thể nhận được trên dưới 20-25 triệu đồng.

Tạo điều kiện để học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Trẻ em khuyết tật chịu nhiều thiệt thòi khi phải đối mặt với sự phân biệt, đối xử ngay trong gia đình, xã hội và cộng đồng. Vì vậy, giáo dục hòa nhập được coi là xu hướng chung của phần lớn các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam.

Tân Lạc: Nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em

(HBĐT) - Ông Phạm Khắc Dũng, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Thời gian đầu, khi bộ phận chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em được sáp nhập vào ngành LĐ-TB&XH đã có sự xáo trộn trong khâu tổ chức, nhiều nơi, đội ngũ cán bộ làm công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm, không chuyên sâu và thường xuyên thay đổi nên phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Mất cân đối ngành nghề: Đâu là lối thoát?

Sự mất cân đối trong lựa chọn ngành nghề của thí sinh càng được thể hiện một cách rõ nét trong những năm trở lại đây. Trong khi công tác hướng nghiệp còn yếu kém thì lời hứa xây dựng một trung tâm dự báo nguồn nhân lực quốc gia vẫn còn trên giấy.

Công bố các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2011 vào cuối tháng 3/2011

Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT vừa có thông báo về kì thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp năm 2011 sẽ được thông báo cụ thể vào cuối tháng 3/2011.

Thí điểm chương trình Tiếng Anh tiểu học: Giáo viên than quá oải!

Đó là thực trạng sau hơn 3 tháng thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học. Nhiều giáo viên cho biết chương trình yêu cầu quá caoGiáo viên của 100 trường tiểu học cùng chuyên viên tiếng Anh của các địa phương tham gia thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học đã có mặt tại Hà Nội để tập huấn về kiểm tra đánh giá tiếng Anh tiểu học, do Bộ GD-ĐT tổ chức trong hai ngày 14 và 15-12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục