Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị phân bổ ngân sách giáo dục năm 2011 sáng 25/12, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói sẽ có những động thái để siết chặt chất lượng đào tạo, còn chuyện tiến tới xóa chữ “tại chức” ở trên văn bằng để tạo áp lực về chất lượng cho cả 2 hệ này thì ông chưa thể trả lời.

 

Giao chỉ tiêu theo ngành


Thưa ông, kết quả giám sát của Quốc hội mới đây có dẫn số liệu tuyển sinh hệ tại chức ở một số trường lớn hơn hệ đào tạo chính quy. Như vậy có hợp lí?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trong năm 2010, chủ trương của Bộ GD - ĐT đã có giảm chỉ tiêu hệ đào tạo không chính quy xuống còn khoảng 70% so với hệ chính quy. Năm học tới, Bộ cũng sẽ xem xét để siết chặt hệ đào tạo này để đảm bảo cho các trường có năng lực đào tạo đảm bảo chất lượng.

Thứ trưởng có thể cho biết những động thái để siết chặt chất lượng hệ đào tạo này?

- Tới đây, việc xem xét chỉ tiêu tuyển mới hệ vừa học vừa làm sẽ dựa trên năng lực tổng thể của trường. Bộ GD - ĐT đang xem xét để có quy định chung, nguyên tắc chung để phân bổ chỉ tiêu.

Có khả năng chỉ tiêu đào tạo sẽ giao theo ngành, không cho các trường đào tạo quá rộng một ngành nào đó trong khi những ngành cần lại không có thí sinh. Ví dụ như ngành kỹ thuật hiện nay rất cần thí sinh học tại chức nhưng không có người học. Trong khi đó, khối quản lý lại quá đông người học dẫn đến sự quá tải.

Không chỉ Đà Nẵng mà ở nhiều doanh nghiệp đã có quy ước ngầm phân biệt hệ đào tạo hệ tại chức. Vậy, đâu là những lý do khi nhiều nhà tuyển dụng "tẩy chay" bằng tại chức?

- Một số nước phát triển như Pháp vẫn duy trì loại hình đào tạo này...đáp ứng nhu cầu người vừa đi làm vừa đi học. Khoa học công nghệ phát triển nhanh, do đó để thích nghi với môi trường mới thì buộc họ phải học thêm.

Thực tế, đào tạo vừa học vừa làm hay tại chức phải cùng một chương trình đào tạo và bằng cấp có giá trị như nhau. Chỉ khác, kiểu đào tạo để phù hợp cho người vừa đi làm vừa đi học.

Nếu đào tạo đúng theo chương trình quy định thì chất lượng chắc chắn cũng giống như đào tạo chính quy thôi.

- Vậy, Bộ GD-ĐT đã có điều tra hay khảo sát về hiệu quả của đào tạo tại chức đáp ứng nhu cầu đến đâu chưa, thưa Thứ trưởng?

Trên thực tế, nhu cầu học tại chức là có thực, thể hiện ở việc tuyển sinh đầu vào quá đông. Người học ra để thích nghi công việc của họ. Những người đã có việc làm, đi học để nâng cao thì rất tốt. Còn những người chưa tìm được việc làm, đi học tại chức thì có thể chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên việc học sẽ khó khăn hơn.

Còn chương trình đào tạo là như chính quy. Do vậy cùng một chương trình, cùng một người dạy, cùng hệ thống kiểm tra...thì chất lượng sẽ không khác.

Giá trị văn bằng cũng như nhau, không phân biệt. Tuy nhiên, điều khác là trên bằng có ghi tốt nghiệp “hệ tại chức” và “hệ chính quy”. Ở nước ngoài, không tách như vậy. Sinh viên dù học tại chức hay chính quy ở một trường ĐH khi tốt nghiệp chỉ nhận một loại bằng thôi.


Một giờ học tại chức tại Trường ĐH Ngoại thương. Ảnh: Văn Chung


Khuyến khích đào tạo liên thông tại chức với chính quy

Nhiều ý kiến cho rằng, để nâng chất lượng đào tạo hệ tại chức nên tổ chức thi chung tại chức với chính quy. Thứ trưởng có cho đó là giải pháp?

- Khi triển khai đào tạo tín chỉ, hệ tại chức cũng có thể học với chính quy.  Sinh viên của trường, cùng môn học, có thể đăng ký học chung với sinh viên hệ chính quy cũng với tín chỉ đó, môn đó nếu điều kiện thời gian của người học tại chức cho phép. Người học sẽ cùng tham gia một kỳ thi cuối khóa để nâng cao chất lượng đào tạo.

Sắp tới, Bộ cũng khuyến khích các trường liên thông đào tạo tại chức với chính quy để nâng cao chất lượng, để chính quy và tại chức có thể học chung. Và học tại chức cùng tham gia thi kết thúc. Nhưng chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc, vì phương thức đào tạo của hệ tại chức khác chính quy, hình thức học phải mềm dẻo hơn.

Chương trình đào tạo không khác chính quy, văn bằng có giá trị như nhau…Vậy có nên tiến tới xóa chữ “tại chức” ở trên văn bằng để tạo áp lực về chất lượng cho cả đào tạo tại chức và chính quy không, thưa Thứ trưởng?

- Vấn đề này, tôi chưa trả lời được, vì từ trước đến nay đã có quy định như vậy rồi.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định:


"Nếu bằng cấp không đáp ứng yêu cầu thì không thể “vác” đi nước nào cho được. Do vậy, chỉ tiêu tuyển mới sẽ không cao như trước.


Cụ thể, chỉ tiêu vừa học vừa làm từ năm học trước đã giảm. Việc Đà Nẵng nói “không” với bằng tại chức làm tăng thêm quyết tâm cho việc giảm chỉ tiêu hệ đào tạo này. Bộ GD -ĐT đang chỉ đạo các vụ nghiên cứu xem xét việc các trường ở Hà Nội mang vào TP.HCM để đào tạo tại chức và các trường trong TP.HCM mang ra Hà Nội đào tạo tại chức. Rồi các trường miền núi mang chỉ tiêu về Hà Nội đào tạo...để có đánh giá nghiêm túc, trung thực."

 

                                                                            Theo VietNamnet

 

 

Các tin khác

Cán bộ kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông tặng quà cho học sinh các xã vùng đệm huyện Lạc Sơn.
Cô Phạm Mai Hương luôn tâm huyết với sự nghiệp trồng người
Phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 không thay đổi nhiều.
Không có hình ảnh

Sẽ có Lễ hội chào Xuân 2011 dành cho du học sinh

Khoảng 500 du học sinh sẽ tham gia Lễ hội du học sinh chào Xuân 2011, sẽ diễn ra vào ngày 29/12, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Sẽ triển khai đại trà xét tuyển nghiên cứu sinh

Một trong những vấn đề quan ngại nhất của ĐHQG TP.HCM ở bậc sau ĐH là nhiều ngành đào tạo tiến sĩ không có người học. Chỉ riêng tại trường ĐH Bách khoa hiện chỉ có 14/42 chuyên ngành tuyển sinh được.

Thành phố Hoà Bình tổng kết 10 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục

(HBĐT) - Ngày 24/12, UBND TPHB đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục.

Tỉnh ta đã có sự quan tâm, chăm lo để công tác khuyến học từng bước đạt chất lượng cao

(HBĐT) - Ngày 23/12/1997, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định số 1058/QĐ/UBND-NC về việc thành lập Hội Khuyến học tỉnh, đồng thời có quyết định thành lập Ban chấp hành lâm thời Hội Khuyến học của tỉnh cho đến năm 2005. Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã được tổ chức thành công. Thời gian qua, tỉnh ta đã quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị 11/CT-T.ư ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

Thành phố Hòa Bình: Khơi dậy phong trào khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Nhằm thực hiện tốt phương châm mọi người, mọi nhà tham gia vào công tác khuyến học, năm 2006, TPHB đã tổ chức Đại hội Khuyến học lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2006 -2010) và chỉ đạo các xã, phường tổ chức đại hội. Đến nay, 100% xã, phường đã thành lập Hội Khuyến học.

Cải tiến tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011: Liên thông trong xét tuyển

Từ mùa tuyển sinh 2011, Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến thực hiện cải tiến mang tính đột phá nhằm kéo người học vào những ngành khoa học cơ bản. Trong đó, phương án đầu tiên là xét tuyển thẳng học sinh phổ thông năng khiếu và đề xuất thực hiện nhiều ưu đãi cho thí sinh vào học những ngành này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục