Cô Phạm Mai Hương luôn tâm huyết với sự nghiệp trồng người

Cô Phạm Mai Hương luôn tâm huyết với sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Đó là cô Phạm Mai Hương, Hiệu trưởng trường tiểu học Cuối Hạ A, xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Nhà trường có 382 học sinh, trong đó có 380 học sinh là người dân tộc và 17 em mồ côi.

 

Trước hoàn cảnh khó khăn đó, cô Hương đã phát động tới các thầy, cô giáo trong nhà trường ủng hộ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hàng tháng, các thầy, cô tự nguyện trích lương để mua gạo cho các em học sinh nghèo và phân công giáo viên đưa đến từng gia đình. Mỗi thầy, cô nhận đỡ đầu từ 1 - 2 học sinh nghèo. Bản thân cô Hương nhận đỡ đầu 3 học sinh mồ côi Quách Công Niêm, Quách Thị Phương, Quách Thị Mai. Riêng em Quách Công Niêm lại thường xuyên đau ốm, cô Hương đã vận động cả chồng là anh Phạm Đình Tùng đưa em đi cắt thuốc uống. Ngoài ra, cô Hương còn vận động được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. UBNB huyện Kim Bôi tặng 340 kg gạo cho học sinh nghèo vào những tháng giáp hạt. Các giảng viên trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Khoa học Xã hội và nhân văn xây dựng 4 lớp học tình thương, trị giá 200 triệu đồng; các nhà từ thiện ở Bộ Ngoại giao, Đại học Bách khoa Hà Nội, người mẫu Vũ Cẩm Nhung, chủ tiệm vàng Việt Tiến (Hà Nội), Công ty TNHH Bình Minh (TP Hoà Bình) ủng hộ tiền, quần, áo, dép, đồ dùng học tập cho các em với tổng số tiền 342 triệu đồng. 

 

Bên cạnh những sự giúp đỡ đó, Ban giám hiệu nhà trường mà đứng đầu là cô Hương luôn quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học, tham gia tích cực vào công tác khuyến học của xã. Phối hợp với chính quyền xã, xóm vận động học sinh đến trường, quan tâm đến việc học của con em mình. Tham mưu xây dựng 8 phòng học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên, mua sắm trang thiết bị. Nhà trường tổ chức các cuộc thi giáo viên, học sinh giỏi, thi báo tường, văn nghệ, bóng đá, trò chơi dân gian. Qua đó, học sinh thấy yêu trường, yêu lớp, mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Nhà trường đã có 20 học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Với tấm lòng và sự cố gắng của mình, cô Phạm Mai Hương đã được Hội Khuyến học tỉnh tặng giấy khen.

                                                               

 

                                                                                              Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác

Phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 không thay đổi nhiều.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thành phố Hoà Bình tổng kết 10 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục

(HBĐT) - Ngày 24/12, UBND TPHB đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục.

Tỉnh ta đã có sự quan tâm, chăm lo để công tác khuyến học từng bước đạt chất lượng cao

(HBĐT) - Ngày 23/12/1997, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định số 1058/QĐ/UBND-NC về việc thành lập Hội Khuyến học tỉnh, đồng thời có quyết định thành lập Ban chấp hành lâm thời Hội Khuyến học của tỉnh cho đến năm 2005. Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã được tổ chức thành công. Thời gian qua, tỉnh ta đã quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị 11/CT-T.ư ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

Thành phố Hòa Bình: Khơi dậy phong trào khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Nhằm thực hiện tốt phương châm mọi người, mọi nhà tham gia vào công tác khuyến học, năm 2006, TPHB đã tổ chức Đại hội Khuyến học lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2006 -2010) và chỉ đạo các xã, phường tổ chức đại hội. Đến nay, 100% xã, phường đã thành lập Hội Khuyến học.

Cải tiến tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011: Liên thông trong xét tuyển

Từ mùa tuyển sinh 2011, Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến thực hiện cải tiến mang tính đột phá nhằm kéo người học vào những ngành khoa học cơ bản. Trong đó, phương án đầu tiên là xét tuyển thẳng học sinh phổ thông năng khiếu và đề xuất thực hiện nhiều ưu đãi cho thí sinh vào học những ngành này.

Tạo đột phá nâng cao chất lượng, đổi mới quản lý giáo dục

Năm 2010 kết thúc chu kỳ cũ và mở đầu chu kỳ mới của các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án... phát triển giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) các bậc học. Nhiều thành tựu cũng như một số hạn chế được đưa ra phân tích, đánh giá từ đó các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục được triển khai, nhất là vấn đề "Ðổi mới quản lý giáo dục" được triển khai quyết liệt.

Mở ngành đào tạo tiến sĩ phải có 1 GS và 4 tiến sĩ

Những quy định mới nhất về điều kiện, quy trình cho phép đào tạo cũng như đình chỉ tuyển sinh...các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ được Bộ GD-ĐT ban hành ngày 22/12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục