Năm nay, lần đầu tiên, các trường học Trung Quốc tham gia kiếm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc tế PISA. Cuộc kiểm định cho thấy kết quả thú vị về một bức tranh chưa đầy đủ của các học sinh có kết quả cao nhất về đọc, viết và làm toán.
Theo kết quả được công bố, các học sinh Trung Quốc đạt kết quả cao nhất dựa theo chuẩn của Chương trình kiểm định học sinh quốc tế.
Một số nhà giáo dục cho đây là “một khoảng khắc Sputnik1” giống như việc Liên Xô phóng vệ tinh năm 1957 đã làm chấn động Hoa Kỳ. Nhưng Trung Quốc không lấy làm vui lắm với thành công này và đã nhận raviệc học trong hệ thống giáo dục của họ chỉ tập trung vào việc ghi nhớ mà hầu như đã bỏ qua tư duy phân tích nên rất cần cải cách.
Học giả Zhang Minxuan là người hạnh phúc khi nhà quản lý này biết rằng hệ thống giáo dục Thưởng Hải do ông quản lý đã đứng hạng nhất theo kết quả kiểm định chất PISA trên toàn cầu.
Ông Zhang nói" tất cả người Trung Quốc, không kể nghèo hay giàu, đều có kỳ vọng cao vào giáo dục. Đấy là một đặc trưng văn hóa thúc đầy moi công dân học, học và học. Tôi cho rằng điều này rất quan trong".
Các học sinh tham gia Kỳ thi tuyển sinh vào đại họchay còn gọi là “gaokao” năm ngoái tại Hami thuộc khu tự trị. Các chuyên gia giáo dục nói rằng tất các kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Trung Quốc nhấn mạnh vào học gạo và ghi nhớ mà thôi |
"Kết quả không thể che đậy những điểm yếu"
Tại trường trung học số 8 Zhabei ở phía bắc Thượng Hải, mọi hoạt động diễn ra như thường nhật.
Giáo viên giảng bài và học sinh lặp lại; thậm chí hiệu trưởng nhà trường thừa nhận rằng kỳ thi cuối cùng của học sinh cấp 3 vào đại học (gaokao) đơn giản là nhớ và học gạo.
Hiệu trưởng LiLiu Jinghai, mặc dù tự hào về kết quả kiểm định chất lượng học sinh, nói rằng các nước phương Tây đừng lo lắng về kết quả kiểm định.
Ông chia sẻ “các nước phát triển như Mỹ đừng quá ngạc nhiên bởi kết quả này. Đây chỉ là một chỉ số đo được những điểm tốt của hệ thống giáo dục Thượng Hải và Trung Quốc nhưng kết quả không thể che đậy những điểm yếu của chúng tôi".
Ông Liu thẳng chỉ ra những yếu điểm đó là học gạo, thiếu kỹ năng phân tích hay tư duy phê phán. Ông nói rằng hệ thống giáo dục khẩn thiết phải cải cách.
Hiệu trưởng Liu lên tiếng: "Tại sao học sinh Trung Quốc không dám suy nghĩ? Bởi vì chúng ta luôn nói với các em mọi thứ. Chúng ta đã không cho bọn trẻ tự đi và tìm ra những điều dành cho chính các em".
Ông Liu nói rằng, cũng như những hạn chế của hệ thống giáo dục Trung Quốc, việc kiểm định chỉ thực hiện ở Thượng Hải và nơi này có một số trường học tốt nhất nước này.
Zhang Chi, 17 tuổi, một trong những học sinh được kiểm định cho biết sự khác nhau theo cách PISA hỏi là phức hợp. Em nói rằng “tôi không thể trả lời thẳng vào các câu hỏi mà phải suy nghĩ trong chốc lát về câu hỏi và câu hỏi cũng dành thời gian cho tôi suy nghĩ.
"Gaokao" có vấn đề
"Có thời gian để suy nghĩ" không phải là thuật từ trong các trường cấp 3 Trung Quốc. Zhang cho rằng, học sinh Trung Quốc muốn có điều này.
"Tôi nghĩ, chúng ta có thể kết hợp các phương pháp, cả dùng phương pháp của Trung Quốc và cách của ngoại quốc. Kết hợp các phương pháp, tôi nghĩ sẽ tốt hơn," Zhang chia sẻ.
Điều rắc rối là, mặc dầu các cuộc tranh luận về cải cách giáo dục, nào là kết hợp Đông Tây, nào là kết Trung Quốc và nước ngoài, cuối cùng, giản đơn là không thể.
Tuy nhiên, đã làm tốt kiểm tra của PISA hoặc thích các câu hỏi thì Zhang phải thi vào đại học (gaokao). Trong kỳ thi này viết sẽ khác, các câu trả lời sáng tạo không đưa bạn đến đâu nhưng viết ra nhưng câu trả lời chuẩn đã được ghi nhớ sẽ giúp bạn vào một trường đại học tốt.
Lucia Pierce, một nhà tư vấn giáo dục ở Thượng Hải nói “gaokao” có vấn đề.
Bà Lucia Pierce nói: “Cho dù điểm thi gaokao là những gì một sinh viên đạt được để vào đại học, và những điểm số này cũng xếp hạng trong trường cấp 3, bố mẹ, hiệu trưởng và các giáo viên không thể cho các em những thực nghiệm theo cách học khuyến khích suy nghĩ độc lập và có lẽ học cả từ những lỗi lầm”.
Bà Pierce và các đồng sự nói rằng đây là lý do mà kết quả PISA gần đây không phải là khoảng khắc Sputnik như một số người đã nói mà cần phải đại cải cách hệ thống giáo dục Trung Quốc trước lúc nó xảy ra. Và điều này chưa được xảy ra trong thời gian tới.
Theo VietNamnet
Ngày 30/12, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư Điều lệ trường tiểu học. Theo thông tư, học sinh được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp có không quá 35 học sinh
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển vừa ký quyết định tặng học bổng cho 100 học sinh khuyết tật của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hòa.
Năm 2010 là một năm đáng nhớ của ngành giáo dục với nhiều sự kiện trọng đại gây tiếng vang lớn trên thế giới; nhiều chương trình, đề án được Chính phủ phê duyệt nhằm tập trung nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng quốc tế hóa
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết như vậy tại hội nghị kế hoạch và ngân sách năm 2011 các trường, các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT tổ chức vừa qua.
Khảo sát của Sở GD-ĐT Hà Nội với hơn 370.000 học sinh (HS) phổ thông cho thấy hơn 215.000 em chơi game online 1-3 lần/tuần, chiếm 58%. Số HS chơi game online từ 4-6 lần/tuần là hơn 90.000 em, số chơi nhiều hơn 10 lần/tuần là gần 13.000 em. Tỉ lệ HS chơi vào ngày nghỉ hoặc giờ hành chính chiếm 40%.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, trong kỳ tuyển sinh 2011, nhiều trường ĐH đề xuất tăng chỉ tiêu và mở rộng thêm khối thi cho một số ngành khó tuyển. Trong số các trường dự kiến tăng chỉ tiêu tại TPHCM, Trường ĐH Tài chính - Marketing dẫn đầu khi dự kiến tăng khoảng 12.000 chỉ tiêu. Trong đó, hệ ĐH tăng 700 chỉ tiêu (năm 2010 là 1.300 chỉ tiêu) và hệ CĐ tăng 500 chỉ tiêu (năm 2010 là 1.000 chỉ tiêu).