Trong câu chuyện với VietNamNet về sinh viên trường múa, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh (Phó Giám đốc Nhà hát thể nghiệm, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh) luôn nhấn mạnh đến sự trong sáng ở tâm hồn và sự lành mạnh từ lối sống.


 



Nghề múa hiện tại có khá nhiều “cửa” cho sinh viên mới ra trường. Các tập đoàn, các công ty lớn đều có đội văn nghệ; các hội nghị hội thảo diễn ra triền miên, đều cần đến múa khi chào mừng hay bế mạc. Rồi trường mầm non, tiểu học, trung tâm dạy các môn ngoại khóa, v.v… đều có chỗ cho múa.

Sau khi tốt nghiệp, không thể ép các bạn đi theo một con đường nào mà mình muốn.

Tuy nhiên, nếu làm tự do, nghệ thuật múa sẽ bị mai một. Bởi lúc này, người diễn chỉ tập trung thu hút sự chú ý của mọi người bằng thân xác, các động tác dễ dãi.

Còn coi múa là nghề thì không thể đạt đến đỉnh cao, nếu như cứ thoải mái làm tự do bên ngoài, không thuộc về một môi trường nghệ thuật nào đó.

Đây cũng chính là lý do mà ở Trung Quốc, nhiều trường múa cấm học sinh tham gia biểu diễn bên ngoài nếu chưa được sự đồng ý của nhà trường. Ở Việt Nam, chưa làm được điều đó. Ngoài lớp học và ký túc xá, nhà trường chưa quản được các bạn ở những nơi khác.

Thực tế, nhìn ở góc độ nghệ thuật, không cho SV đi diễn ngoài là không vi phạm gì đến quyền riêng tư. Nếu diễn bên ngoài một cách xô bồ, tạp nham, bản thân SV cũng hiểu sai về nghệ thuật múa, biến múa trở thành tầm thường. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, không phải sinh viên nào cũng chăm học và đọc, khiến phông văn hóa thực sự “báo động”. Khi đó, sẽ không có đủ tri thức để đánh giá và chọn lọc những điều có lợi cho cuộc đời và công việc của mình.

Tôi thường khuyên sinh viên, nếu muốn làm thêm thì cứ làm, vì ai cũng phải lo cuộc sống, nhưng đừng ham hố quá để rồi cuộc đời sau này lại vất vả.

 Diễn bên ngoài xô bồ, tạp nham thì bản thân SV cũng hiểu sai về nghệ thuật múa, biến nó trở thành một cái gì đó rất tầm thường, dễ dãi. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, SV rất lười học và đọc khiến phông văn hóa thực sự “báo động”.

Bản thân tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp SV múa xinh đẹp tuyệt vời, cũng đi diễn bar, vũ trường mà quen những người - tạm gọi là “đại gia”. Sau đó, yêu và thậm chí cưới họ. Nhưng đều phải chấp nhận là vợ lẽ, hoặc hôn nhân không hạnh phúc vì cội nguồn không xuất phát từ tình yêu.

Tôi luôn mong các em biết “giữ mình” và biết điểm dừng hợp lý, dù khó lắm, bởi SV biết họ đẹp. Mà sắc đẹp thì luôn đi liền với tiền bạc, phiền phức.

Diễn bên ngoài xô bồ, tạp nham thì bản thân SV cũng hiểu sai về nghệ thuật múa, biến nó trở thành một cái gì đó rất tầm thường, dễ dãi. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, SV rất lười học và đọc khiến phông văn hóa thực sự “báo động”.

Đó là chưa kể, có những trường hợp sau này quay trở lại học tiếp để làm giảng viên. Nếu tâm hồn không trong sáng, cuộc sống không lành mạnh, thì người đó có đủ tư cách để đứng lớp và dạy dỗ những học sinh múa rất trẻ hay không.

Cũng vì sự dễ dãi, xô bồ và cách sống quá tự do, người học múa dễ coi thường kỷ luật, coi nhẹ sức lao động và tiền bạc. Khi đó, người làm nghề không cho khán giả thấy được cái đẹp thực sự của nghề.

Vẫn còn rất nhiều người đang ngày đêm luyện tập, đọc sách, sáng tác múa cho các chương trình nghệ thuật. Nhưng mặt này khó được nhìn thấy, và người xem không tiếp cận được múa chuyên nghiệp.

Tôi thường khuyên SV, nếu muốn làm thêm thì cứ làm, vì ai cũng phải lo cuộc sống, nhưng đừng ham hố quá để rồi cuộc đời sau này lại vất vả.


SV múa cần có ý thức đầy đủ về nghề nghiệp của mình. Khi người xem phải bỏ tiền mua vé để xem sẽ rất khác với người xem uống rượu và được “khuyến mãi” các màn múa.

Ngày nay, múa chưa nổi (và cũng khó nổi được) như ca nhạc, điện ảnh hay các loại hình nghệ thuật khác dù vẫn xuất hiện đều đặn trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, múa dân gian của Việt Nam đã có nền tảng tốt, múa hiện đại đang được chuộng và múa balê có lẽ sẽ có nhiều thay đổi trong vài năm tới.

Nhưng dù sao, khi múa lên đỉnh cao hay xuống dốc, dù có bị tai tiếng thì vẫn có người vào nghề này, vì niềm đam mê. Cách truyền nghề tốt nhất là làm nghề tốt và động viên được ai tiếp tục theo nghề thì sẽ động viên đến cùng. Tương lai của mình cũng là tương lai của nghề, nếu có đức, có tâm với nghề thì nghề không bao giờ phụ mình.

  • ThS. Nguyễn Thị Tuyết Minh
  • Cẩm Quyên (Ghi)


NSƯT Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng Trường CĐ Múa Việt Nam:
So với các trường khác, ngành khác, quy mô đào tạo của ngành múa, trường múa nhỏ hơn rất nhiều.  Mỗi năm, trường đều tuyển sinh hệ trung cấp và CĐ. Mỗi năm có 3 khóa: ngắn hạn, dài hạn, bổ túc. Trung bình, lúc nào nhà trường cũng chỉ duy trì tối đa 400 sinh viên.
Ngoài Trường CĐ Múa VN ra, tại VN còn các cơ sở khác đào tạo chính quy về múa như ĐH Văn hóa Nghệ thuật quân đội, CĐ Múa Hà Nội, CĐ Múa TP.HCM, ĐH Sân khấu Điện ảnh. Tuy nhiên, các trường này cũng có quy mô đào tạo nhỏ.
Hiện nay, việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn vì ra trường rồi vào các đoàn thì thu nhập quá thấp, tuổi nghề của diễn viên rất ngắn.Tuy vậy, hàng năm, nhà trường vẫn cố gắng tuyển đủ chỉ tiêu được giao nhưng khi tỷ lệ chọi giảm thì có thể sự cố gắng hoặc ý thức phấn đấu về sau sẽ có thể giảm sút theo.
Trong bối cảnh đó, những thông tin về nữ sinh trường múa ở Trung Quốc xuất hiện trên mạng Internet và thu hút dư luận khiến trường không khỏi lo lắng vì điều đó có thể khiến sức hút mùa tuyển sinh của nhà trường hẹp thêm nữa. Ở trường CĐ Múa Việt Nam không hề có những hình thức phạt khủng khiếp như ở Trung Quốc.

NSND Trần Bình, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam:
Các tiết mục múa đang thay đổi cách dàn dựng. Không chỉ có mỗi múa “đơn thương độc mã” trong một tiết mục mà ngay cả ca nhạc, sân khấu kịch cũng cần. Người ta không chỉ nghe mà còn nhìn.
Vì thế, Nhà hát hướng tới những tiết mục nghe nhìn tổng thể. Chưa bao giờ, nhu cầu cần người học múa lại nhiều như bây giờ. SV tốt nghiệp rất đắt hàng.
Nhu cầu cao vậy, nhưng vào biên chế nhà hát không dễ, vì ngay ở thời điểm này đã thừa con số. Để có đoàn múa lưu động, chất lượng thì tuyển SV múa tốt nghiệp làm hợp đồng vẫn là lựa chọn tối ưu.

 

                                                                            Theo VietNamnet

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 
Trong ảnh: Các bé tại Trường Mẫu giáo dân lập Nhà Thiếu nhi TP.
Không có hình ảnh

Khen thưởng 124 sinh viên “5 tốt”

Tối 9-1, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức lễ tuyên dương, trao danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cho 124 sinh viên tiêu biểu xuất sắc năm học 2010-2011 và trao giải thưởng Sao tháng Giêng.

Hà Nội: Tặng thư viện sách cho học sinh vùng khó khăn

NDĐT- Tổ chức Global Civic Sloring Hàn Quốc, Trường đại học Dongkuk (Hàn Quốc) và Trung tâm hợp tác Việt- Hàn (Hà Nội) vừa tổ chức bàn giao thư viện “Cùng nhau hy vọng” cho trường THCS Xuân Dương, huyện Thanh Oai (Hà Nội).

Giao tự chủ tuyển sinh theo hướng nào?

Mặc dù Bộ GD-ĐT khẳng định kì thi ĐH, CĐ vẫn giữ ổn định nhưng với việc giao cho 6 trường trọng điểm nghiên cứu phương án tuyển sinh mới đã làm nóng lên cụm từ “tự chủ tuyển sinh”. Một lần nữa những người trong cuộc lại đặt ra câu hỏi: Nên hay không?

Học sinh nghỉ học để phản đối thầy

Sáng 7-1, tin từ Phòng Giáo dục TP Bảo Lộc - Lâm Đồng cho biết nhiều học sinh Trường THCS Đam Bri bỏ học hôm 6-1 để phản đối thầy vẫn chưa đi học dù chính quyền và ngành giáo dục đã xuống tận trường để giải thích, vận động.

Thêm 38 thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng

Sáng 7-1, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM tổ chức lễ trao bằng thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng cho các học viên theo học chương trình liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Ngân hàng TPHCM với Trường Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ.

Rét 10 độ, được nghỉ hay phải nghỉ học?

Trong tuần rét đậm, các cháu học sinh tiểu học Hà Nội lại phải đến trường trong rét mướt. Đến trường đã lạnh, bố mẹ phải chở con về còn lạnh hơn. Nhà trường cho các cháu nghỉ vì lạnh dưới 10 độ, nhưng phụ huynh không biết gửi con đi đâu. Bốc hỏa lên đầu mà vẫn lạnh. Chẳng biết nên gọi là “được nghỉ” hay “phải nghỉ học” nữa đây?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục