Nhằm thực hiện có hiệu quả đề án phổ cập giáo dục mầm non và để giảm tải sĩ số trẻ trên lớp, đảm bảo đủ chỗ học tốt…, thời gian tới TPHCM sẽ thực hiện 3 dự án lớn với tổng kinh phí hơn 2.700 tỷ đồng.
Theo đó các dự án bao gồm: Xây dựng phòng học, phòng chức năng theo Điều lệ trường mầm non với tổng kinh phí 2.568,178 tỉ đồng; Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời tổng kinh phí 72 tỉ đồng và Đào tạo, bồi dưỡng trình độ Cao đẳng sư phạm Mầm non - Hệ 3 năm cho 4.732 giáo viên nhằm đảm bảo đủ 2 giáo viên/lớp và đảm bảo sĩ số 30 học sinh/lớp. Dự kiến kinh phí đào tạo giáo viên khoảng 60 tỉ đồng.
Ở TPHCM mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư quận - huyện, đáp ứng phần lớn nhu cầu về chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non. Cơ sở vật chất trường lớp học mầm non được đầu tư cải thiện, nhiều phòng học được xây mới.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư. Công tác xã hội hóa hoạt động mầm non được đẩy mạnh, nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước đã hỗ trợ xây dựng hoặc trực tiếp đầu tư phát triển trường mầm non.
Năm học 2010 - 2011, thành phố có 696 trường mầm non, trong đó có 407 trường công lập, 289 trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ. Ngoài ra còn 960 nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo tư thục
Quy mô giáo dục mầm non tại TPHCM luôn phát triển, số trẻ đến lớp tăng nhanh. Năm học 2010 - 2011, tổng số trẻ đến trường, lớp là 262.354 cháu, trong đó số trẻ tuổi nhà trẻ đến lớp là 43.452 cháu, trẻ tuổi mẫu giáo đến lớp là 218.902 trẻ.
Riêng mầm non 5 tuổi hiện có 2.183 lớp đang nuôi dạy 81.190 cháu. Trong đó trẻ năm tuổi học bán trú là 73.662 trẻ và trẻ năm tuổi học 1 buổi 7.528.
Tuy nhiên mạng lưới trường lớp ở TPHCM chưa đủ để huy động trẻ ra lớp đồng đều giữa các quận huyện. Số lượng trường lớp công lập cả thành phố chỉ đáp ứng việc thu nhận 70% tổng số trẻ năm tuổi, 30% còn lại học ở các trường tư thục. Riêng các quận mới số lượng trường công lập chỉ đáp ứng thu nhận dưới 50%, các huyện ngoại thành còn nhiều điểm lẻ không đủ điều kiện tổ chức học 2 buổi/ngày.
Hiện vẫn còn 12 phường, xã chưa có trường mầm non công lập. Các khu chế xuất và khu công nghiệp chưa có trường mầm non phục vụ cho trẻ em là con của công nhân.
Bên cạnh đó, các trường, lớp mầm non tư thục giáo viên còn thiếu nên phải sử dụng nhân viên bảo mẫu thay thế giáo viên 2 ở một số lớp. Hiện nay có 2.398 bảo mẫu đang làm việc thay thế giáo viên ở khu vực mầm non tư thục. Trong đó có 798 bảo mẫu làm việc thay thế giáo viên ở lớp mầm non 5 tuổi.
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường, lớp mầm non tư thục, dân lập hầu hết chưa được đào tạo đạt chuẩn về quản lý giáo dục. Do đời sống khó khăn và áp lực công việc, nhiều giáo viên nghỉ việc, nên đội ngũ giáo viên mầm non khu vực này không ổn định và thường xuyên thiếu.
Theo Dantri
Xem những hình ảnh đi học trong những ngày Hà Nội rét kỉ lục vừa được VietNamNet ghi lại vào buổi sáng 11/1 tại một số trường học trên địa bàn thủ đô.
Nhiều học sinh, sinh viên ngày thường cứ chơi dài, khi tới mùa thi mới vắt chân lên cổ học cấp tốc. Cách học này vừa nhồi nhét, căng thẳng lại khiến học sinh, sinh viên rất non về kiến thức.
Ngày 11-1, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức khai mạc kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Trong suốt 45 năm xây dựng và phát triển, hệ thống các trường THPT chuyên đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu để đào tạo các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân giỏi.
Trong câu chuyện với VietNamNet về sinh viên trường múa, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Minh (Phó Giám đốc Nhà hát thể nghiệm, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh) luôn nhấn mạnh đến sự trong sáng ở tâm hồn và sự lành mạnh từ lối sống.
Nếu trước đây cô giáo được coi là “nàng dâu có giá”, thường được kết đôi với các anh công an, bộ đội, cán bộ nhà nước thì bây giờ không ít nữ giáo viên phải chấp nhận cuộc sống độc thân vì chính... nghề cao quý của mình.