Việc mở hệ B trong trường công không chỉ trái với Luật Giáo dục mà còn không phù hợp với thực tế tuyển sinh trong một “gia đình lớn” là nền giáo dục Việt Nam

Nhớ ở mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010, trong khi nhiều trường đang gặp khó khăn trong việc tuyển sinh và cầu cứu Bộ GD-ĐT hạ điểm sàn thì chính bộ lại tự ý “vượt rào” khi cho 4 trường tốp trên tuyển hệ đào tạo ngoài ngân sách đến hàng ngàn chỉ tiêu. Đó là các trường: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

 
Việc làm bất ổn này đã khiến cho dư luận phải lên tiếng phản ứng và các trường tốp dưới đang gặp khó khăn trong tuyển sinh rơi vào cảnh càng khó khăn hơn.
Thí sinh làm thủ tục dự thi trong kỳ tuyển sinh năm 2010 tại Trường Đại học Ngoại thương. Ảnh: LAN ANH
 
Nặng “mùi” thương mại
 
Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 đang bắt đầu diễn ra và  chúng ta lại thấy xuất hiện việc tuyển hệ đào tạo “theo nhu cầu xã hội” của một số trường tốp trên (Báo Người Lao Động ngày 21-1 đã nêu). Mới nghe thôi đã thấy hệ đào tạo “theo nhu cầu xã hội” mang nặng “mùi”, thương mại bởi chẳng lẽ tuyển sinh hệ đào tạo chính quy như lâu nay lại không theo nhu cầu của xã hội?
 
Tuyển sinh đào tạo “theo nhu cầu xã hội” thì tại sao không nên làm? Là bởi điều 48 của Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
 
a/ Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
 
b/ Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
 
c/ Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách.
 
Chính vì căn cứ theo điều 48 của Luật Giáo dục năm 2005 mà các lớp hệ B từng tồn tại trong các trường THPT công lập đã phải giải thể hoàn toàn để tạo điều kiện cho trường THPT công lập nâng cao chất lượng, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục phổ thông. Hiện nay ở các tỉnh, TP cũng đang chuyển hoàn toàn các trường bán công mầm non, THPT sang hệ công lập...
 
Số lượng tăng, chất lượng chưa tăng
 
Mấy năm qua, các trường ĐH, CĐ mọc lên như nấm, đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng chất lượng tuyển sinh ở nhiều trường rất thấp, thậm chí có khoa, ngành xét tuyển đến nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 mà không có nguồn tuyển, phải giải thể. Vì thế, việc mở hệ B trong trường công không chỉ  trái với điều 48 Luật Giáo dục năm 2005 mà còn không phù hợp với thực tế tuyển sinh ĐH, CĐ do “kẻ ăn không hết người lần không ra” trong một “gia đình lớn” là nền giáo dục Việt Nam.
 
Chưa kể Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18-4-2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT cũng khẳng định: “Không duy trì các cơ sở bán công, các lớp bán công trong trường công”. Vậy thì không lý do gì Bộ GD-ĐT lại “bật đèn xanh” cho việc các trường ĐH, CĐ công lập được mở hệ B hay tuyển hệ đào tạo ngoài ngân sách, dù là dưới một tên gọi khác như đào tạo “theo nhu cầu xã hội”.
 
                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục