Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đang tiến hành lấy ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Chương trình khung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông.


Theo đó, trong một năm học, mỗi giáo viên sẽ phải thực hiện bồi dưỡng 120 tiết (60 tiết bắt buộc và 60 tiết tự chọn). Khối kiến thức bắt buộc gồm: Khối kiến thức đáp ứng nhiệm vụ năm học theo cấp học nhằm tăng cường năng lực đáp ứng của giáo viên đối với các yêu cầu đặt ra theo nhiệm vụ năm học; khối kiến thức đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục địa phương theo từng năm học nhằm tăng cường năng lực đáp ứng của giáo viên đối với các yêu cầu phát triển giáo dục hàng năm của địa phương.

Khối kiến thức tự chọn bao gồm các môđun bồi dưỡng chia theo các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng làm cơ sở cho giáo viên tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của mình.

Khối kiến thức tự chọn nhằm giúp giáo viên trung học cơ sở phát triển nghề nghiệp liên tục; nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo nhu cầu của từng giáo viên.

Trong khối kiến thức tự chọn, giáo viên sẽ phải tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; phương pháp dạy học, giáo dục học sinh cá biệt; xây dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh cho học sinh; đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong học tập và đặc biệt, giáo viên được tập huấn cách khắc phục trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập cho học sinh.

Giáo viên sẽ được học cách nhận biết và tìm hiểu nguyên nhân hình thành trạng thái tâm lý căng thẳng của học sinh và phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng.

Từ đó, giáo viên sẽ có kỹ năng giúp học sinh vượt qua các trạng thái căng thẳng trong học tập. Ngoài ra, giáo viên cũng sẽ được tập huấn cách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cách phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục; cách tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.../.

 

                                       Theo HaNoiMoi

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn vẫn là một vấn đề nan giải đối với các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Mai Châu.
Một giáo viên dạy chuyên biệt tại nhà trong giờ học với trẻ - Ảnh: A.D.
Không có hình ảnh

Tìm ngành dễ có việc làm

Những băn khoăn về ngành học, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cũng như thủ tục đăng ký dự thi đã được đại diện 12 trường ĐH, CĐ giải đáp cho hơn 700 học sinh trường THPT Ngô Quyền (Q.7, TP.HCM) vào sáng 14.2.

Hà Nội đầu tư xây dựng gần 30.000 chỗ ở cho sinh viên

TP Hà Nội đầu tư từ ngân sách xây dựng 2 khu nhà ở tập trung cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (Thanh Trì) và Khu đô thị Mỹ Đình II (Từ Liêm), với gần 30.000 chỗ ở.

Trung tâm hoạt động TTN tỉnh: Góp phần giúp thanh - thiếu niên phát triển toàn diện

(HBĐT) - Năm 2010, Trung tâm hoạt động TTN tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động với nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo TTN. Trong năm vừa qua, Trung tâm đã thu hút gần 25.000 TTN đến tham gia sinh hoạt với hơn 300.000 lượt.

Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số

Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo của các tỉnh miền núi. Nhiều năm qua, tỉnh Kon Tum xác định đây là vấn đề cơ bản không chỉ khắc phục sự hẫng hụt về việc thiếu cán bộ là người địa phương mà còn là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững, vừa là tình cảm, trách nhiệm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Tuyển sinh ĐH 2011: Trừ 25% điểm thi nếu bị khiển trách

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, biện pháp xử lý thí sinh vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh ĐH 2011 không thay đổi với năm trước. Tuy nhiên, Bộ sẽ tăng cường siết chặt hơn nữa biện pháp xử lý thí sinh vi phạm kỷ luật phòng thi.

Bất ngờ sáng chế sinh viên

Trái với không khí vắng lặng của sân trường ĐH những ngày giáp tết, phòng thí nghiệm mở của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM nằm tận trong góc sâu vẫn tấp nập người ra vào. Nơi đây trở thành “căn cứ” để các kỹ sư cơ điện tử tương lai tập tành nghiên cứu, chế tạo các loại máy. Họ sống ở đây suốt 24 giờ mỗi ngày, kể cả thứ bảy hay ngày lễ để chờ những chiếc máy do sinh viên chế tạo chào đời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục