Cô bé Ly Giò Xó, 11 tuổi, người dân tộc La Hủ, ở bản Phí Chi A, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè (Lai Châu) từ khi sinh ra đôi chân đã bị tật nguyền bẩm sinh. Nhưng em không chịu đầu hàng số phận, luôn vươn lên trong cuộc sống hòa nhập cùng xã hội.

 

Sự khát khao được học con chữ đã thôi thúc em vượt qua hoàn cảnh, khắc phục khó khăn, tự tin cắp sách tới trường, trong tình yêu thương đùm bọc của thầy cô, bạn bè và gia đình.

Sau khi Ly Giò Xó lên bảng, cô giáo phải giúp em về chỗ ngồi.

Hai chị em đi trên một đôi chân...

“Ngày hai buổi, cô em gái 9 tuổi học cùng lớp 4, Ly Ly De nhọc nhằn cõng chị Xó xuống núi để học chữ. Nhiều lần tôi phải đi xuống đầu dốc để đón Giò Xó và Ly De, có hôm trời mưa, cả lớp đang học thì thấy hai chị em người ướt sũng khoanh tay xin cô giáo cho vào lớp. Nhìn các em, trong bộ quần áo ướt sũng, người run cầm cập, chúng tôi ứa nước mắt” - cô giáo chủ nhiệm Vàng Thị Hai tâm sự.

Lúc sinh ra, Ly Giò Xó vẫn là thiên thần nhỏ có đầy đủ chân tay như bao đứa trẻ khác. Nhưng quá tuổi biết đi mà không thấy cô bé chập chững. Gia đình lo lắng và đưa em đi khám thì được biết đôi chân của Giò Xó đã bị tật bẩm sinh. Thế là cuộc đời em suốt đời phải chống gậy, và đi trên đôi chân của người khác. Ngồi bên bếp lửa, nấu bữa cơm trưa, chị Giàng Xé Xo, 33 tuổi buồn rầu kể về đứa con gái tật nguyền: “Dù gia đình khó khăn nhưng từ sự ham học của con nên vợ chồng tôi sắp xếp công việc, thời gian hợp lý đưa đón Giò Xó đến trường cùng bạn bè. Bước vào lớp một, hai vợ chồng chị Xé Xó nghĩ cho con đi học cũng chẳng được việc gì, mình chỉ cần nuôi con khôn lớn là tốt rồi. Vậy là Ly Giò Xó đã nghỉ học. Nhưng rồi, cứ mỗi lần anh trai và em gái tới trường, Giò Xó lại ngồi tựa cửa nhìn theo, rơm rớm nước mắt, đượm buồn. Một năm sau, lúc nằm ngủ, Ly Giò Xó quay sang ôm mẹ và nhỏ nhẹ nói “Con muốn đi học!”. Đêm ấy, tôi đã thức trắng suy nghĩ, vì thương con”. Đầu năm học mới, các thầy cô và cán bộ bộ đội biên phòng về bản để vận động phụ huynh đưa con ra lớp, chị Xé Xo đã nhờ thầy cô giúp để con gái mình được đi học. Ngồi bên cạnh mẹ, nghe thầy cô giáo nói là được đi học khuôn mặt Xó bừng sáng, nở nụ cười hạnh phúc.

Từ hôm đó, Ly Giò Xó một tay vịn tường nhà, một tay cầm que củi chống tập đi. Dù đứng lên ngã xuống, ngã xuống rồi đứng lên..., nhưng cô bé vẫn kiên trì tập đi từng bước một. Vì em biết, mình phải tự lực để bớt đi gánh nặng cho gia đình. Để rồi hôm nay, học lớp 4, cô bé Ly Giò Xó đã tự chống gậy đi lại trên con đường bằng phẳng. Nhà cách trường hơn 500m, nhưng đường khó đi. Chỉ những lúc quá mệt, hay xuống dốc, lên dốc thì Xó mới để em gái mình cõng. Nhìn từng bước, từng bước chân tập tễnh của cô bé gầy gò, nhỏ bé cõng trên lưng một người to cao hơn mình hành trình đi tìm con chữ quả là chuyện “cổ tích” khiến nhiều người khâm phục.

Niềm vui khi được đến trường

Em gái Ly Ly De cõng Ly Giò Xó đến trường.

Ly Giò Xó, nhìn thẳng tôi rồi nói: Dù đi học có khó khăn nhưng cháu rất thích đi học! Cô giáo chủ nhiệm Vàng Thị Hai không ngớt lời khen ngợi cô học sinh Xó. Dù bị tật nguyền, nhưng Xó rất ham học và chăm chỉ, tiếp thu bài vở nhanh hơn các bạn khác, vì vậy thành tích của em luôn đạt điểm cao. Buổi tối, Xó không ngại khó khăn, soi đèn pin bám vai em gái xuống dốc, rồi tự chống gậy đi đến trường để ôn bài cùng các bạn. Chị dạy em học, em giúp chị chép bài... Năm học vừa qua, Xó không chịu lên lớp mà xin thầy cô được ở lại lớp, em xin ở lại lớp không phải lực học của Xó yếu, nên ai cũng băn khoăn không hiểu vì lý do gì. Hỏi Xó, em không nói! Hỏi mẹ, mẹ cũng không biết tại sao. Thầy cô tìm cách gần gũi em gái và mấy người bạn của Xó thì được biết, Xó muốn ở lại chờ em gái và bạn ở cạnh nhà học lên để được học cùng và có điều kiện để kèm cặp em và các bạn cùng bản học tốt hơn. Mọi người động viên mãi Xó vẫn lặng thinh không trả lời, đành chấp nhận và Xó đã được học cùng lớp với em gái.

Cuối năm 2009, một cơn “bão” đã đổ ập xuống ngôi nhà nhỏ, bố của Xó đi rừng bị ngã và thiệt mạng. Em Ly Giò Xó lại gánh thêm một vết thương tâm lý mồ côi cha. Mẹ con Xó sẽ khổ hơn khi mất đi một lao động chính, một người đàn ông trụ cột trong gia đình. Anh trai, theo học lớp 9 phải bỏ dở đi làm nương, cuốc đất cùng mẹ để có tiền nuôi các em ăn học. Được 3 tháng sau, thì mẹ lại lấy về một người chồng, ba anh em Xó lại có thêm một người bố dượng trong nhà. May chăng, người bố dượng chưa có vợ và con nên tốt bụng thương yêu anh em Xó như con ruột của mình, cô bé Xó cũng được nhận tình yêu thương ấm áp từ người bố dượng. Có thêm người đàn ông trong nhà, ngôi nhà Đại đoàn kết hai gian, lợp tôn, thưng ván bớt quạnh hiu, mà vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em Xó lại có thêm điều kiện để đi học con chữ.

Từ sự cố gắng vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để trở thành một học sinh giỏi của Trường tiểu học Pa Vệ Sử, em đã được thầy cô giáo tạo mọi điều kiện, quan tâm tạo động lực học tốt. Năm học 2008 - 2009, em được trao tặng giải thưởng Vinamilk cho trẻ em khuyết tật và vinh dự được nhận học bổng “Chắp cánh tài năng Việt” do Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trao tặng. Thầy giáo hiệu trưởng nhà trường, Nguyễn Văn Dũng trăn trở: “Thầy cô giáo, các em học sinh đều dành tất cả tình thương cho em Xó và luôn nêu cao tấm gương đó cho các em noi theo về tinh thần vượt khó, hiếu học. Đồng thời, tôi cũng mong các tổ chức, cá nhân có tấm lòng vàng, đứng ra đỡ đầu giúp em vượt qua hoàn cảnh có điều kiện học cao hơn để em có thể thực hiện được những hoài bão và ước mơ của mình trong tương lai...”.

Sắp phải chia tay, chúng tôi cố dừng chân nhìn vào lớp quan sát em học bài. Chiếc áo trắng lem luốc, úa vàng, khuôn mặt lại bừng sáng chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Bất chợt, Giò Xó nhìn ra, chúng tôi đọc được trong mắt em một mong muốn: “Giá như em được phẫu thuật để đôi chân được lành lặn! Giá như em có một điều ước...”.

 

                                               Theo DanTri

Các tin khác

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn vẫn là một vấn đề nan giải đối với các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Mai Châu.
Một giáo viên dạy chuyên biệt tại nhà trong giờ học với trẻ - Ảnh: A.D.
Không có hình ảnh
Học sinh đặt câu hỏi tại buổi tư vấn hôm qua.

Hà Nội đầu tư xây dựng gần 30.000 chỗ ở cho sinh viên

TP Hà Nội đầu tư từ ngân sách xây dựng 2 khu nhà ở tập trung cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (Thanh Trì) và Khu đô thị Mỹ Đình II (Từ Liêm), với gần 30.000 chỗ ở.

Trung tâm hoạt động TTN tỉnh: Góp phần giúp thanh - thiếu niên phát triển toàn diện

(HBĐT) - Năm 2010, Trung tâm hoạt động TTN tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động với nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo TTN. Trong năm vừa qua, Trung tâm đã thu hút gần 25.000 TTN đến tham gia sinh hoạt với hơn 300.000 lượt.

Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số

Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo của các tỉnh miền núi. Nhiều năm qua, tỉnh Kon Tum xác định đây là vấn đề cơ bản không chỉ khắc phục sự hẫng hụt về việc thiếu cán bộ là người địa phương mà còn là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững, vừa là tình cảm, trách nhiệm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Tuyển sinh ĐH 2011: Trừ 25% điểm thi nếu bị khiển trách

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, biện pháp xử lý thí sinh vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh ĐH 2011 không thay đổi với năm trước. Tuy nhiên, Bộ sẽ tăng cường siết chặt hơn nữa biện pháp xử lý thí sinh vi phạm kỷ luật phòng thi.

Bất ngờ sáng chế sinh viên

Trái với không khí vắng lặng của sân trường ĐH những ngày giáp tết, phòng thí nghiệm mở của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM nằm tận trong góc sâu vẫn tấp nập người ra vào. Nơi đây trở thành “căn cứ” để các kỹ sư cơ điện tử tương lai tập tành nghiên cứu, chế tạo các loại máy. Họ sống ở đây suốt 24 giờ mỗi ngày, kể cả thứ bảy hay ngày lễ để chờ những chiếc máy do sinh viên chế tạo chào đời.

Mỗi sinh viên sẽ có 75m2 trong đô thị đại học

Những trường ĐH không đảm bảo diện tích đất học cho sinh viên, không có ký túc xá và khu thể dục thể thao...trong khu vực nội thành sẽ di dời ra 1 trong 8 khu đô thị ĐH ngoại thành Hà Nội. Theo khảo sát và tính toán của Bộ GD-ĐT, tổng diện tích dự kiến đầu tư cho một sinh viên dao động từ 45-75m2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục